Tại sao móng chân bị gợn sóng? Cách điều trị hiệu quả

Móng chân bị gợn sóng cho thấy tình trạng sức khoẻ của bạn đang gặp vấn đề. Nếu bạn đột nhiên bị móng chân gợn sóng hay dày lên hoặc thô ráp thì có thể chân của bạn đang bị nấm hoặc vi khuẩn xâm nhập. Vậy dấu hiệu của móng chân bị gợn sóng là gì? Cách điều trị vấn đề này như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Viện thẩm mỹ Johnson Clinic để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách điều trị hiệu quả nhé!

Dấu hiệu móng chân bị gợn sóng

Móng chân được cấu tạo từ lớp sừng có kết cấu cứng chắc giúp bảo vệ đầu ngón chân khỏi các tác động với môi trường xung quanh. Tuy nhiên, khu vực móng chân vẫn có thể hình thành bệnh lý khi bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm,… Một trong số các bệnh lý thường gặp đó là móng bị gợn sóng ngang.

Một số những dấu hiệu khi gặp tình trạng móng chân bị gợn sóng có thể được kể đến như:

  • Màu sắc móng chân khác thường, có thể bị ố vàng, chuyển sang màu nâu, màu đen.
  • Trên móng xuất hiện các vệt dọc, ngang khác với hình dạng móng ban đầu.
  • Một số trường hợp móng gợn sóng kéo dài có thể gây ra nhiễm khuẩn, nhiễm nấm khiến cho móng bị tổn thương.

Tại sao móng chân bị gợn sóng?

Tại sao móng chân bị gợn sóng

Tại sao móng chân bị gợn sóng?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho móng chân bị sần gợn sóng. Một trong số những nguyên nhân khiến móng chân bị gợn sóng có thể kể đến như sau:

Nhiễm nấm móng

Nấm móng candida là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng móng chân gợn sóng. Tình trạng móng gợn sóng do nhiễm nấm thường gặp ở tình trạng người bị bệnh tiếp xúc trong môi trường kín một thời gian dài.

Thời gian đầu nhiễm nấm, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng móng chân cái bị gợn sóng. Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể chuyển biến nặng hơn và lây lan sang ngón chân khác.

Dấu hiệu cho thấy móng chân đang bị nhiễm nấm nặng hơn đó là:

  • Móng chân có xu hướng dày lên, gợn sóng và ngả sang vàng, nâu đen.
  • Móng dễ bị mủn, dễ vỡ móng hơn so với bình thường.
  • Phía dưới móng có thể bị tổn thương, bong tróc hoặc móng chân bị lồi lõm.

Nhiễm nấm sợi khiến móng bị gợn sóng

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng móng bị gợn sóng ngang. Khi móng bị gợn sóng do nhiễm nấm sợi sẽ có một số những đặc điểm sau đây:

  • Móng chân bị phồng trông dày và dễ gãy hơn.
  • Móng bị ăn mòn dần về phía trên, sau đó dần lan xuống phía dưới cho đến khi ăn mòn hết toàn bộ chân,

Tình trạng này thường do khâu vệ sinh không đúng cách. Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần giữ vệ sinh sạch sẽ, cải thiện môi trường sống và chế độ ăn uống.

Móng bị viêm

Một số trường hợp móng chân bị gợn sóng là do ảnh hưởng của các bệnh viêm da cơ địa. Đa số trường hợp này do thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều hoá chất hoặc các sản phẩm có nồng độ hoá chất cao như: dung dịch sơn móng tay, bột giặt, thuốc tẩy quần áo, dung dịch vệ sinh nhà cửa.

Móng chân bị gợn sóng có nguy hiểm không?

Móng chân bị gợn sóng có nguy hiểm không

Móng chân bị gợn sóng có nguy hiểm không?

Trên thực tế, bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể, bao gồm cả tình trạng móng chân cũng có thể là tín hiệu về sức khoẻ của bạn. Tình trạng móng chân bị gợn sóng ngang với những biểu hiện ban đầu không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu để tình trạng móng gợn sóng kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến móng, thậm chí gây mất móng.

Do đó, ngay từ khi xuất hiện những dấu hiệu ban đầu, bạn hãy thăm khám để được đánh giá chính xác nguyên nhân bệnh lý ở móng. Từ đó sẽ có các phương pháp khắc phục phù hợp nhất.

Cách chữa móng chân bị gợn sóng

Bạn có thể tham khảo một số cách chữa móng chân bị gợn sóng tại nhà sau đây để cải thiện các triệu chứng. Tuỳ thuộc vào từng tình trạng khác nhau mà sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp.

Sử dụng tỏi

Tỏi không chỉ là một loại gia vị cần thiết, tinh chất allicin trong tỏi còn có khả năng kháng viêm, ngăn chặn các loại nấm, vi khuẩn. Nhờ đó, giúp cải thiện được tình trạng móng chân bị vắn sóng do nấm gây ra hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:

  • Giã nhuyễn tỏi sau khi bóc vỏ, cho tỏi vào đun sôi với nước trong 10 phút và để nguội.
  • Sau khi nước nguội, cho phần móng bị nhiễm nấm vào ngâm cùng với nước tỏi trong khoảng 15 phút rồi lau lại bằng khăn sạch.
  • Thực hiện 3-4 lần/tuần để loại bỏ tình trạng khó chịu do nhiễm nấm.

Dùng lá trầu không

Lá trầu không được biết đến rộng rãi với khả năng sát khuẩn, kháng viêm và giảm bỏ mùi hôi khó chịu. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng gợn sóng ở móng chân do viêm da hoặc nhiễm nấm bạn có thể sử dụng lá trầu không. 

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 4-5 lá trầu tươi, rửa sạch và giã nhuyễn lá trầu.
  • Mang lá trầu đun sôi với nước kèm theo một ít muối trong 5-10 phút.
  • Để nước lá trầu không nguội bớt rồi ngâm móng chân vào chậu nước.
  • Quá trình ngâm sử dụng lá trầu chà xát nhẹ nhàng ở khu vực móng bị tổn thương.

Thăm khám với bác sĩ

Cách chữa móng chân bị gợn sóng

Cách chữa móng chân bị gợn sóng

Nếu móng chân bị gợn sóng nặng, móng đã bị tổn thương và có nhiều biến chứng khác thì cần được điều trị bởi bác sĩ da liễu. Lúc này bạn không nên tự ý thoa thuốc tại nhà mà cần đến trung tâm y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng tổn thương móng và được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Tùy thuộc vào tổn thương của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị tối ưu nhất. Một số phương pháp có thể kể đến như: Cắt bỏ phần móng bị hư tổn, điều trị laser.

Hướng dẫn cách chăm sóc ngăn ngừa móng chân bị vằn sóng

Bạn hãy áp dụng chế độ chăm sóc móng chân đúng cách theo những chỉ dẫn dưới đây để ngăn ngừa các bệnh lý móng và giúp móng chân chắc khoẻ hơn:

  • Thay đổi môi trường sinh sống, làm việc, tránh những nơi ẩm ướt, bí bách bởi đây là nguyên nhân chính khiến móng chân bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn.
  • Thường xuyên vệ sinh ngón chân đúng cách mỗi ngày để làm sạch kỹ lưỡng móng chân, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Nếu thường xuyên làm việc ở môi trường ẩm ướt, tiếp xúc với các loại thực phẩm hoặc hoá chất thì bạn nên mang dụng cụ bảo hộ để bảo vệ đôi chân.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng sơn móng, vẽ móng chân hoặc để móng chân tiếp xúc nhiều với các dụng cụ làm nail.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng và luyện tập cơ thể thường xuyên với các bài tập thể dục phù hợp để cải thiện sức khoẻ toàn diện.
  • Sử dụng các sản phẩm kem dưỡng ẩm thoa lên móng để giảm khô ráp, sần sùi trên móng hiệu quả.

Móng chân bị gợn sóng là một trong những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, bạn không nên chủ quan nếu gặp phải tình trạng này. Hãy chăm sóc móng chân phù hợp, hạn chế gây tổn thương móng để có được bộ móng chắc khoẻ.

Tags :

LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC

Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.

Chat Zalo
(8h-24h)
08.1900.2888
(8h-24h)
Chat Facebook
(8h-24h)