Nguyên nhân và cách điều trị móng chân bị tách khỏi thịt

Móng chân bị tách khỏi thịt là một trong những hiện tượng phổ biến thường gặp, nó không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo về sức khoẻ. Vậy móng chân bị tách khỏi thịt là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Johnson Clinic trả lời qua bài viết dưới đây!

Móng chân bị tách khỏi thịt có sao không?

Móng chân bị tách khỏi thịt có sao không

Móng chân bị tách khỏi thịt có sao không?

Tình trạng móng chân bị tách khỏi thịt có đặc trưng là phần móng bị tách ra hẳn so với phần thịt. Móng có thể tách theo chiều ngang hoặc chiều dọc tuỳ theo sự tiếp xúc hoặc bệnh lý mà người bệnh gặp phải.

Cho dù móng chân là một bộ phận rất nhỏ trên cơ thể nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn. Móng chân bị tách khỏi thịt có thể là do các loại nấm như vảy nến, nấm men vi khuẩn, nấm mãn tính hoặc cấp tính. Bạn cần điều trị và chăm sóc đúng cách để không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Xem thêm:

Móng chân bị tách khỏi thịt có mọc lại không?

Móng chân bị tách khỏi thịt có mọc lại không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Móng chân được hình thành và cấu tạo bởi lớp chất đạm cứng, mọc trực tiếp từ biểu bì và mọc ra từ 1 nhóm tế bào có chứa nhiều mạch máu với tên gọi gian bào. Nếu trong trường hợp dẫn đến tình trạng gian bào bị tổn thương thì móng sẽ không thể mọc ra được.

Bởi vậy, nếu như bị chấn thương bật móng, dập móng hay mất móng,… nhưng phần móng vẫn được bảo toàn cùng lớp gian bào vẫn còn thì móng hoàn toàn có thể mọc lại được.

Móng chân bị tách là do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc móng chân bị tách lớp. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến là:

  • Do điều kiện thời tiết lạnh và khô: Móng chân là bộ phận thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Khi điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể ảnh hưởng trực tiếp lên móng. Trong môi trường thời tiết lạnh và khô thường làm yếu và khô móng, khiến móng có thể bị tách lớp, bong tróc.
  • Do thiếu canxi và các chất cho sự phát triển của móng: Việc cơ thể bị thiếu biotin, canxi, sắt, vitamin B1 hoặc một số các loại khoáng chất vi lượng cần thiết có thể là do cơ thể đó bị rối loạn cân bằng dinh dưỡng. Điều này làm cho móng bị khô, sứt mẻ và tách thành nhiều lớp.
  • Móng chân bị tác động ngoại lực lớn, gây tổn thương móng: Trong quá trình hoạt động, móng chân có thể bị tổn thương dưới tác động vật lý mạnh của ngoại lực như chân chống xe máy, làm móng tách lớp, bong tróc móng,…
  • Sơn móng nhiều, dùng móng giả hoặc tiếp xúc với các loại hoá chất: Móng chân, móng tay rất dễ bị ảnh hưởng bởi các loại hoá chất khi sơn móng, làm móng giả. Dưới tác động của các hoá chất này, lớp sừng bị biến dạng, dẫn tới móng bị bong, tách lớp.
  • Tiếp xúc quá nhiều với nước, hoá chất giặt rửa: Khi tiếp xúc quá lâu với nước, đặc biệt là dung dịch nước tẩy rửa có chứa các loại hoá chất có tính oxy hoá mạnh có thể gây ra các tác động xấu cho móng, gây bong tróc, tách lớp,…
  • Do một số bệnh lý trong cơ thể: Nếu móng chân bị tách lớp không rõ nguyên nhân thì có nhiều khả năng cơ thể bạn đã mắc mộc số chứng bệnh như thiếu máu, bệnh mạch máu ngoại vi, nấm móng, chứng Alopecia, bệnh Darier, u nang Myxoid, bệnh vảy nến hoặc bệnh địa y planus… Trong trường hợp này, bạn cần đi khám bác sĩ để có thể kết luận chính xác nguyên nhân và có phác đồ điều trị nghiêm ngặt.

Cách trị móng chân bị tách lớp

Cách trị móng chân bị tách lớp

Cách trị móng chân bị tách lớp

Sau khi biết được nguyên nhân móng chân bị tách khỏi thịt, một số cách ngăn ngừa và điều trị mà bạn có thể áp dụng như sau:

Chăm sóc móng khi bị tách lớp

Móng chân bị tách khỏi thịt có thể gây đau đớn và nhiễm trùng nếu chăm sóc không đúng cách. Bạn có thể áp dụng những cách chăm sóc như sau:

  • Giữ móng chân luôn sạch và khô ráo: Việc giữ móng chân sạch và khô ráo giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn dưới móng của bạn. Hạn chế tiếp xúc với nước, đặc biệt là các loại chất có tính khử mạnh như dung dịch hoá chất mạnh giúp bảo vệ tay và móng của bạn.
  • Vệ sinh, chăm sóc móng kỹ càng và đúng cách: Mỗi khi cắt móng chân cần dùng bấm hoặc kéo sắc, cắt theo chiều ngang ở phần lớp sừng thừa, tránh làm tổn thương móng ở đầu ngón chân. Sau khi rửa chân sạch thì dùng khăn mềm thấm khô nước, đặc biệt chú ý làm khô vùng móng.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Khi dưỡng ẩm da tay, nhất là trong những ngày khô, hãy thoa một lớp kem mỏng vào móng chân, cách này có tác dụng rất tốt trong việc chăm sóc móng, tránh móng bị bong tróc, tách lật.
  • Hạn chế sơn móng, gắn móng giả: Việc này nhằm giúp móng tránh tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất độc hại có trong sơn hay keo dính móng giả có thể làm móng chân bị tách lớp. Ngay cả việc tẩy sơn, cũng cần lưu ý chọn nước tẩy rửa không chứa axeton để tránh gây yếu móng, hỏng móng.
  • Ngăn ngừa các tổn thương hở ở vùng móng: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào bất cứ lúc nào thông qua các vết thương dù rất nhỏ. Do đó, khi đi làm móng và cắt móng chân, cắt khoé móng chân cần đảm bảo nhân viên kỹ thuật sử dụng các dụng cụ đã được tiệt trùng, chỉ cắt vừa phải để loại bỏ phần sừng hoặc da chết, không cắt quá sâu gây chảy máu, tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Xem thêm:

Chế độ ăn uống giúp điều trị móng chân bị tách khỏi thịt

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh và đủ chất để bảo vệ sức khoẻ nói chung và móng chân tay ói riêng. Một chế độ ăn hợp lý là sự kết hợp chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, ăn bổ sung các loại rau củ quả và trái cây.

Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung các chất cần thiết cho móng như canxi, sắt, B1, biotin,… Để cung cấp các chất cần thiết, đầy đủ cho quá trình tái tạo móng, hạn chế móng bị tách lớp, lật, gãy.

Cách chăm sóc móng chân bị tách khỏi thịt

Cách chăm sóc móng chân bị tách khỏi thịt

Đối với móng chân bị tách do tác động vật lý

Đối với trường hợp móng chân bị tách khỏi thịt do tác động vật lý thì bạn cần phải nhanh chóng sát trùng vết thương, cầm máu, cắt bỏ phần móng bị lật và băng vết thương lại với bông, gạc mềm. Đối với các tổn thương thông thường này cần thời gian khoảng 2 – 3 tháng để móng chân khôi phục lại như cũ. Trong thời gian đó, hạn chế vận động nhiều như đá bóng, ăn uống đủ chất, bổ sung đủ vitamin và khoáng chất tốt cho móng.

Đối với nguyên nhân do bệnh lý

Nếu móng chân bị tách khỏi thịt nghiêm trọng mà không rõ nguyên nhân bạn nên đến bệnh viện để được khám và điều trị y tế kịp thời. Thông thường, nếu nguyên nhân tách móng là do các bệnh lý ở trên thì người bệnh rất ít khi tự phát hiện ra, mà phải đi khám bệnh và làm các xét nghiệm cần thiết để các bác sĩ kết luận căn bệnh mà người đó đang gặp phải là gì, từ đó tư vấn pháp đồ điều trị phù hợp.

Khi việc tách móng do ảnh hưởng của các loại bệnh, người bệnh vừa phải chữa trị các tổn thương trên móng đồng thời kiểm soát và chữa trị căn bệnh là nguồn gốc gây ra việc móng bị tách lớp.

Trên đây là những thông tin về việc móng chân bị tách khỏi thịt. Nếu gặp phải tình trạng này bạn cần có phương án điều trị kịp thời để tránh việc trở nặng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC

Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.

Chat Zalo
(8h-24h)
08.1900.2888
(8h-24h)
Chat Facebook
(8h-24h)