Móng chân mọc ngược gây ra tình trạng đau đớn chắc hẳn rất nhiều người đã từng gặp tình trạng này. Nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ gây nhiễm trùng và tổn thương da và xương nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Viện thẩm mỹ quốc tế Johnson Clinic tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Móng chân mọc ngược trông như thế nào?
Móng chân mọc ngược hay còn gọi là móng chọc thịt là tình trạng thân móng không mọc thẳng mà quặp lại như móng vuốt, cắm sâu vào phần thịt ở hai bên khoé ngón chân gây đau nhức. Tình trạng này nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến việc nhiễm trùng xương và nhiễm trùng máu.
Hầu hết, tình trạng này thường ở mức độ nhẹ, gây khó chịu trong vài ngày, không cần điều trị. Tình trạng móng chân mọc ngược xảy ra nhiều nhất ở ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái, rất hiếm có ở ngón tay.
Nếu phát hiện và xử lý sớm tình trạng này thì sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Tuy nhiên, trên thực tế những người gặp phải tình huống này thường chủ quan, đến khi bị nặng mới đi chữa trị dẫn đến nhiễm trùng tại chỗ, nhiễm trùng lan đến xương và nghiêm trọng nhất là nhiễm trùng máu. Điều này gây khó khăn cho việc điều trị và có thể đe doạ đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách.
Dấu hiệu nhận biết móng chân bị mọc ngược
Dấu hiệu nhận biết móng chân mọc ngược
Móng chân mọc ngược thường gây nhiều đau đớn cho người bệnh, tuỳ theo từng giai đoạn mà triệu chứng của bệnh xuất hiện sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn:
- Giai đoạn 1: Người bệnh chỉ thấy đau nhẹ, nhất là khi chạy hay nhón mũi chân. Khi nhìn kỹ, bạn sẽ thấy khoé móng chân bị viêm đỏ nhẹ. Khi đó, đĩa móng chân đã gây chấn thương cho biểu mô cuốn móng bên. Tình trạng này nếu liên tiếp xảy ra sẽ gây phù nề cuốn móng bên.
- Giai đoạn 2: Người bệnh sẽ thấy ngón chân hay cả bàn chân đổ nhiều mồ hôi hơn. Mùi hôi có phần nồng và khó chịu. Phần viêm ở khóe móng đã dồn đụn lên một ụ thịt rõ. Dưới ụ thịt này là một phần móng bị vùi lấp, có thể có dịch tiết, máu hay mủ. Triệu chứng kèm theo thường là sốt.
- Giai đoạn 3: Nếu không được chữa trị, sau một thời gian móng chân sẽ cắm sâu vào ụ thịt gây viêm tấy đỏ và loét, chảy mủ. Tình trạng nhiễm trùng đã trầm trọng. Theo thời gian, khối nhiễm trùng này có thể đi sâu tận vào xương.
Thực tế, có rất nhiều người tự điều trị móng chân mọc ngược bằng cách rửa vết thương với các dung dịch khử trùng, nặn mủ,… Tuy nhiên, phải đến khi bệnh đã rất nặng rồi người bệnh mới đi khám bác sĩ. Khi đó, giai đoạn nhiễm trùng này ăn đến xương, thậm chí phải cắt bỏ bộ phận bị viêm nhiễm để bảo toàn tính mạng.
Nguyên nhân móng mọc ngược
Thông thường, móng sẽ mọc theo một kiểu cố định nhờ tác động của ngoại lực và nội lực. Ngoại lực là lực tác động bên ngoài mà không có sự tham gia của cơ thể (phía trên móng đẩy xuống). Nội lực là do sự phát triển và thay đổi của chính ngón chân (từ dưới móng đẩy lên). Hai lực này cần cân bằng để duy trì tình trạng ổn định cho móng. Trong một số trường hợp, ngoại lực lại lấn át đi nội lực, khiến móng dần bị cong xuống và chọc vào thịt gây đau nhức.
Nguyên nhân của móng mọc ngược bao gồm:
- Mang giày dép quá chật: Tình trạng móng quặp thường gặp ở trẻ vị thành niên. Do kích thước bàn chân tăng dần theo thời gian nhưng chưa thay đổi kích cỡ giày phù hợp.
- Chấn thương nhỏ tái phát nhiều lần: Nếu thường xuyên chơi các môn đòi hỏi chạy nhảy nhiều như chạy bộ, bóng rổ, khiêu vũ,… Bạn nên chọn loại giày phù hợp, có thể kèm theo tất và miếng lót giày.
- Cắt móng chân quá ngắn: Cắt khoé sẽ làm móng mất đi định hướng cũ, phần móng mới có thể mọc chọc thẳng vào da thịt.
- Vệ sinh chân không kỹ: Sau khi lao động, chơi thể thao, nếu không vệ sinh bàn chân cũng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Bất thường bẩm sinh trong cấu trúc bẩm sinh trong cấu trúc bàn chân: bàn chân bẹt, ngón cái vẹo ngoài,…
- Bất thường về hình dạng do di truyền: Móng chân hình càng cua
- Bệnh lý về móng: Bệnh lý phổ biến là nấm móng
- Mắc một số bệnh lý: Móng mọc ngược thường xảy ra ở người béo phì, bệnh nhân đái tháo đường, suy tim, suy thận, viêm khớp bàn ngón chân mãn tính, bệnh lý mạch máu chi dưới,…
- Tác dụng của thuốc điều trị: Thuốc điều trị ung thư có thể gây ra tình trạng này.
Triệu chứng móng mọc ngược sẽ ra sao?
Triệu chứng móng chân mọc ngược khá rõ ràng và có thể dễ dàng nhận biết được. Đây là khi bị móng chân mọc đâm vào thịt, vùng da xung quanh vết thương có dấu hiệu sưng đỏ lên, đau hơn khi tác động vào, da bao phủ lên cả phần móng bị mọc ngược. Nặng hơn có thể gây nhiễm trùng gây mủ và chảy dịch nước ở ngón chân.
Trong trường hợp ngón chân bị nhiễm trùng do móng mọc quặp thì sẽ kèm theo những biểu hiện nghiêm trọng hơn như: Đau đớn nhiều có khi mất ngủ, da đỏ ứng, sưng tấy, chảy máu và có mủ vùng móng.
Móng chân mọc ngược có nguy hiểm không?
Móng chân mọc ngược có nguy hiểm không?
Móng chân mọc ngược đâm vào thịt gây nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do việc móng chân đâm vào thịt có thể gây sưng viêm, nghiêm trọng hơn là nhiễm khuẩn xương, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau.
Nghiêm trọng hơn, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, một vết thương nhỏ gây ra do móng quặp cũng có thể dẫn đến việc nhiễm trùng xương, nhiễm trùng máu. Thậm chí một số trường hợp xuất hiện ở mủ dưới bàn chân và ăn loét sâu vào da gây hoại tử.
Ngoài ra, móng chân mọc ngược có thể khiến chặn máu lưu thông, dẫn đến tổn thương dây thần kinh trong bàn chân. Do đó, bạn nên thường xuyên quan sát, phát hiện và điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Cách khắc phục móng chân mọc ngược đơn giản hiệu quả
Tình trạng móng chân mọc ngược gây ra nhiều cảm giác đau đớn, khó chịu nếu không được điều trị sớm và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục tình trạng này tại nhà bằng các cách sau đây:
Dùng bông gòn
Để có thể giảm thiểu được tình trạng đau nhức cũng như áp lực của móng lên vùng da xung quanh, bạn có thể sử dụng bông gòn để nâng đỡ phần móng bị mọc ngược như sau:
- Bước 1: Ngâm chân trong nước muối ấm pha loãng khoảng 15 phút
- Bước 2: Sử dụng nhíp để kéo nhẹ phần da kế bên phần móng bị mọc ngược ra, đồng thời chèn miếng bông gòn nhỏ vào giữa.
- Bước 3: Nếu móng quặp dài, bạn có thể sử dụng kềm cắt phần móng đó đi
Giảm đau với thuốc
Nếu tình trạng móng mọc ngược gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen.
Ngoài ra, nếu tình trạng móng mọc ngược bị viêm nhiễm và sưng nghiêm trọng, bạn không nên tự ý điều trị. Tuyệt đối không áp dụng các mẹo dân gian, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên như giấm táo, mật ong, dầu mù tạt,… để điều trị tại nhà. Bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có phương án điều trị phù hợp nhằm hạn chế tình trạng viêm nhiễm hoặc móng chân ăn sâu vào xương gây hoại tử.
Ngâm chân với nước ấm và muối
Trong muối có tính kháng khuẩn, bạn có thể sử dụng muối epsom. Đây là nguyên liệu thiên nhiên quý giá có tác dụng giúp giảm đau nhức hiệu quả. Do đó, khi bị móng chân mọc ngược gây đau nhức thì bạn có thể ngâm chân với nước ấm kết hợp với muối.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 chậu nước ấm và cho 2 thìa muối vào khuấy đều
- Ngâm chân khoảng 15-20 phút
- Lau khô chân bằng khăn bông, sau đó sử dụng kềm để loại bỏ móng chân bị mọc ngược.
- Thoa thuốc mỡ hoặc kem có thành phần kháng sinh để hạn chế nhiễm trùng.
Cách khắc phục móng chân mọc ngược
Cách ngăn ngừa móng chân quặp ngược
Móng chân bị quặp ngược không chỉ gây đau đớn mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng, vì thế bạn cần ngăn ngừa tình trạng này. Một số cách giúp ngăn ngừa tình trạng móng chân mọc ngược như sau:
- Cắt móng thẳng, không nên cắt theo hình cong của ngón chân và thường xuyên cắt móng chân.
- Không cắt móng chân quá ngắn, sát da bởi khi mọc dài ra có thể bị đâm vào da.
- Mang giày vừa chân, không mang giày quá chật sẽ tạo ra áp lực lên ngón chân, vì vậy, khi móng chân dài ra sẽ rất dễ đâm vào mô xung quanh.
- Thường xuyên thay giày mới phù hợp với sự phát triển của chân.
- Kiểm tra móng chân thường xuyên, đặc biệt là ở những bệnh nhân đái tháo đường hoặc bị giãn tĩnh mạch chi dưới nhằm kịp thời phát hiện vấn đề và điều trị sớm.
- Vệ sinh dụng cụ cắt móng chân cẩn thận bằng cồn hoặc nước sát khuẩn chuyên dụng nhằm hạn chế việc viêm nhiễm.
Tình trạng móng chân mọc ngược sẽ rất nguy hiểm nếu không được cứu chữa kịp thời. Hy vọng, với những chia sẻ bên trên đã giúp bạn khắc phục hiệu quả tình trạng này. Nếu xuất hiện những dấu hiệu bệnh, bạn nên xử lý tại nhà theo hướng dẫn và gặp bác sĩ để tránh chuyển biến xấu.
LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC
Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.