Uống nước mía có béo không? Nước mía không béo, nguyên nhân là bởi chúng có vị ngọt tự nhiên. Đặc biệt, lượng calo và chất béo trong nước mía khá thấp, chỉ số đường huyết cũng thấp. Chính vì vậy, việc uống nước mía sẽ không khiến bạn tăng cân.
Uống nước mía có béo không?
Uống nước mía có béo không? Trong nước mía có lượng calo và chất béo không đáng kể do đó uống nước mía không gây tăng cân. Cùng với đó là chỉ số đường huyết của nước mía khi được tiêu thụ rơi vào khoảng 30-40. Đây là con số khá thấp và rất lý tưởng cho những ai đang trong quá trình giảm cân và duy trì vóc dáng.
Loại thức uống này cực nghèo chất béo với 0,5g chất béo/100g nước mía. Trong khi đó, hàm lượng chất xơ rất dồi dào (13g/100g nước mía) có thể đáp ứng đến khoảng 52% nhu cầu chất xơ mỗi ngày. Do đó, uống nước mía làm giảm cảm giác thèm ăn, kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể và hỗ trợ giảm cân khá hiệu quả.
Ngoài ra, nước mía còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn. Các dưỡng chất từ thức ăn và nước mía sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành năng lượng và đào thải độc tố ra ngoài. Trao đổi chất thuận lợi kéo theo quá trình đốt mỡ và chất béo hiệu quả hơn.
Do vậy, nếu uống nước mía hợp lý thì đây là thực phẩm giảm cân vô cùng hữu ích. Ngược lại, nếu uống quá nhiều thì lượng đường trong nước mía sẽ tích trữ lại thành mỡ thừa và gây ra tình trạng béo phì.
Uống nước mía có béo không? Uống nước mía có giảm cân không?
Nước mía chứa bao nhiêu calo?
1 ly nước mía bao nhiêu calo? Nhiều người thường cho rằng, do nước mía rất ngọt nên sẽ có chỉ số calo cao. Tuy nhiên, trên thực tế, trong 100ml nước mía sẽ có khoảng 74 calo dung nạp vào cơ thể. Tương ứng với 1 ly nước mía khoảng 200ml sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 148 calo.
Bên cạnh đó, trong 100ml nước mía còn bổ sung cho cơ thể các thành phần dinh dưỡng khác, cụ thể như:
– Đồng: 0,02mg
– Sắt: 0,10mg
– Magie: 3mg
– Carbohydrates: 21,14g
– Đường: 20g
– Kali: 12mg
– Canxi: 7mg
– Natri: 44mg
Ngoài ra, nước mía còn chứa một số các dưỡng chất khác như mangan, các loại vitamin và các axit amin cần thiết.
Uống nước mía có tốt không?
Bài viết của ThS.BS Hoàng Khánh Toàn – Chủ nhiệm khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía được gọi là cam giá, vu giá, thử giá vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh vị và phế, có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân nhuận táo, hoà trung hạ khí. Đặc biệt, nước mía có rất nhiều công dụng có lợi như:
– Hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiết niệu: Việc uống nước mía đều đặn với liều lượng hợp lý sẽ giúp điều trị một số bệnh lý như xuất huyết, vàng da, tiểu khó, tiểu rắt,… Theo một số các nghiên cứu cho thấy rằng người thường xuyên uống nước mía sẽ có nước tiểu trong và các chức năng hoạt động hiệu quả hơn.
– Giải khát và cung cấp năng lượng cho cơ thể: Các dưỡng chất như kiềm tự nhiên, kali, carbohydrat và các axit amin có trong nước mía giúp cân bằng điện giải, bổ sung năng lượng cho cơ thể một cách nhanh chóng. Nhờ đó, uống một ly nước mía mát lạnh trong ngày nắng nóng sẽ hạn chế được sự mất nước, giúp cơ thể giảm cảm giác mệt mỏi và hồi sức nhanh hơn.
– Tốt cho hệ tiêu hoá: Kali có trong nước mía có chức năng cân bằng độ pH của dạ dày, tăng cường tiết dịch vị tiêu hoá. Do đó, uống loại nước này rất tốt cho hệ tiêu hoá của người dùng.
– Giải độc và phục hồi gan thận: Loại thức uống này không chứa cholesterol và chất béo bão hoà. Nhờ vậy, việc tiêu thụ nước mía thường xuyên một cách hợp lý giúp duy trì và cải thiện chức năng gan thận.
– Giúp đẩy lùi quá trình lão hoá: Các chất axit alpha hydroxy và axit glycolic trong thức uống này có tác dụng giữ nước và cấp nước cho da . Bên cạnh đó, nó còn thúc đẩy sản sinh tế bào, phục hồi trẻ hóa làn da và làm chậm quá trình lão hóa.
Uống nước mía có tốt không? Uống nước mía có béo không?
Mẹo uống nước mía giảm cân hiệu quả
Uống nước mía có béo không còn tùy thuộc vào cách thưởng thức và thời điểm bổ sung thức uống này. Dưới đây là một số cách uống nước mía và lưu ý khi uống nước mia giảm cân hiệu quả, nhanh chóng.
– Uống nước mía với muối: Mía pha cùng một ít muối có tác dụng thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, tốt cho hệ tiêu hoá. Sự kết hợp này sẽ giúp đào thải độc tố, giảm mỡ bụng hiệu quả. Bạn nên uống nước mía giảm cân vào buổi sáng để có hiệu quả cao nhất
– Nước mía và chanh, tắc: Ngoài cách pha thêm muốn, bạn có thể thêm vài giọt nước cốt chanh hoặc tắc vào nước mía. Nước mía ngọt thơm hoà quyện cùng vị chua của chanh, tắc là thức uống ngon miệng, kích thích vị giác.
– Uống nước mía vào buổi chiều: Các chuyên gia khuyến cáo nên uống nước mía vào buổi chiều, bởi đây là thời điểm lý tưởng để chất đường và hàm lượng vitamin dồi dào bồi bổ tạo cảm giác no, hạn chế tình trạng ăn quá nhiều vào buổi tối. Ngoài ra, uống nước mía vào buổi chiều còn xua tan cơn đói và kích thích tiêu hóa thức ăn nhanh chóng, hạn chế mỡ thừa tích tụ gây tăng cân.
– Chỉ nên uống tối đa 200ml nước mía mỗi ngày: Không phải càng uống nhiều nước mía thì cân nặng sẽ giảm càng nhanh. Ngược lại, nếu lạm dụng quá nhiều thì vô tình lượng đường trong thức uống này sẽ khiến đường huyết tăng đột biến và gây ra tình trạng tiểu đường, béo phì.
Uống nước mía mỗi nhày có tốt không?
Vậy là uống nước mía có béo không đã được Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế Johnson Clinic giải đáp chi tiết. Hiệu quả giảm cân bằng nước mía còn phụ thuộc vào hàm lượng, cách uống và thời điểm bổ sung hàng ngày. Chị em không nên quá phụ thuộc vào thức uống này mà nên ăn uống và tập luyện hợp lý để giảm cân hiệu quả nhé.
LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC
Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.