Nhiều người lo lắng khi tay chân nổi gân xanh vì nghi ngờ bản thân mắc vấn đề bệnh lý. Trên thực tế, tình trạng này khá phổ biến và do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy tay chân nổi gân xanh là do đâu, có nguy hiểm không? Làm sao để điều trị tình trạng tay nổi gân xanh? Cùng Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế Johnson Clinic tìm hiểu ngay nhé.
5 nguyên nhân tay chân nổi gân xanh
Bản chất gân xanh ở chân tay là đường tĩnh mạch, đảm nhiệm vai trò vận chuyển máu từ tim đến các mô tế bào. Đường tĩnh mạch xuất hiện trên mọi cơ thể người, nhưng trong một số trường hợp tay chân nổi gân xanh hiện rõ dưới da. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến tay chân nổi gân xanh.
Nguyên nhân tay chân nổi gân xanh
Tay chân nổi gân xanh ở phụ nữ mang thai
Tay chân nổi gân xanh là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Trong thai kỳ, để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, nhu cầu dinh dưỡng cũng như thể tích máu của thai phụ cũng tăng cao. Điều này khiến hệ thống mạch máu phải hoạt động nhiều hơn. Tốc độ vận chuyển máu cũng cao hơn ở cả động mạch và tĩnh mạch.
Vì tĩnh mạch thường ở tay chân sát với da nên khi mang thai, các mẹ sẽ thấy tay chân nổi gân xanh chằng chịt. Tuy nhiên, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, sau sinh sẽ biến mất nên các mẹ không cần phải lo lắng.
Cơ thể vận động mạnh khiến tay chân nổi gân xanh
Chân tay nổi gân xanh
Tập luyện hoặc vận động cường độ cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến tay chân nổi gân xanh. Lúc này, cơ bắp phải hoạt động liên tục, căng cứng và đẩy tĩnh mạch lên sát bề mặt da xuất hiện gân xanh. Sau khi kết thúc quá trình tập luyện và tâm trạng ổn định, cơ bắp sẽ giãn ra, đồng thời tĩnh mạch trở về vị trí ban đầu, gân xanh mờ dần đi.
Nổi gân xanh ở tay và chân do làn da nhạt màu
Những người có làn da mỏng và trắng bẩm sinh thường tay chân nổi nhiều gân xanh hơn bình thường do tĩnh mạch nằm sát bề mặt da. Không những thế, tay nổi gân xanh cũng là hiện tượng bình thường ở người cao tuổi. Tuổi tác càng cao, các lớp chất béo dưới da càng giảm và da mỏng rất nhiều. Các đường gân xanh không chỉ xuất hiện ở tay chân mà còn lan rộng xuống cánh tay, bắp chân và nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
Xem thêm:
Tay chân nổi gân xanh do quá gầy
Người gầy cũng có nguy cơ cao xuất hiện tình trạng tay chân nổi gân xanh. Nguyên nhân là bởi với người gầy, chất béo trong cơ thể khá thấp, lớp mỡ dưới da quá mỏng khiến độ che phủ tĩnh mạch không tốt. Vì vậy mà những đường gân xanh thường khá nổi bật và dễ nhìn thấy bằng mắt thường.
Bàn tay nổi gân xanh hoặc nổi gân xanh ở chân là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe
Phần lớn trường hợp tay nổi gân xanh là hoàn toàn bình thường nên không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tay chân nổi gân xanh đi kèm với một số triệu chứng bất thường như đau ngực, khó thở, sưng đau tĩnh mạch, viêm loét gần tĩnh mạch thì bạn nên đi khám để phát hiện sớm các bệnh lý liên quan. Đây có thể do một số vấn đề sức khỏe như giãn tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch… gây ra.
Mẹo chữa tay chân nổi gân xanh
Mẹo chữa tay chân nổi gân xanh
Tay chân nổi gân xanh thường không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ. Vì vậy mà nhiều người tìm cách điều trị hiện tượng này bằng các phương pháp y tế. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm gân xanh trên vùng tay, chân bằng một số mẹo đơn giản sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước (ít nhất 2l nước/ngày) để tăng cường khả năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Phụ nữ mang thai nên massage tay chân thường xuyên, ngâm chân với nước ấm để tĩnh mạch được nghỉ ngơi, thư giãn.
- Tăng cường vận động, tập luyện thường xuyên bằng những bài tập nhẹ nhàng, không mất quá nhiều sức như đi bộ, yoga, thiền để giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
- Nên giãn cỡ kỹ càng trước và sau khi tập luyện hoặc vận động mạnh.
- Phụ nữ hạn chế đi giày cao gót để tránh tình trạng tĩnh mạch bị chèn ép khiến chân nổi gân xanh.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe.
Tay chân nổi gân xanh là hiện tượng khá phổ biến và không nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tay nổi gân xanh kèm theo một số dấu hiệu bất thường như đau ngực, khó thở, sưng tĩnh mạch,… bạn nên thăm khám tại các bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.
LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC
Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.