Cấy môi sinh học là gì? Có nên cấy môi không?

Đôi môi thâm xỉn không chỉ khiến nụ cười kém tươi tắn mà còn lấy đi sự tự tin của nhiều chị em.  Để sở hữu đôi môi hồng hào, căng mọng, nhiều người đã lựa chọn phương pháp cấy môi sinh học thay vì phun xăm thẩm mỹ. Cùng Viện thẩm mỹ quốc tế Johnson Clinic tìm hiểu cấy môi sinh học là gì? Có nên cấy môi không và cấy môi sinh học có an toàn không trong bài viết dưới đây.

Cấy môi sinh học là gì?

Cấy môi sinh học là gì

Cấy môi sinh học là gì? Cấy môi sinh học có tốt không?

Cấy môi sinh học là kỹ thuật đưa màu mực xuống tầng thượng bì của môi bằng một đầu kim nano siêu nhỏ. Đầu kim này sẽ lướt nhẹ từ ngoài vào trong lớp biểu bì nên không gây ra tổn thương cho đôi môi. Thời gian một buổi cấy môi sinh học sẽ dao động trong khoảng từ 40 – 60 phút. Môi sẽ hồi phục sau 3-5 ngày và giữ màu bền đẹp trong 5-6 năm, có thể lâu hơn tùy vào cách chăm sóc của mỗi người.

Điểm đặc biệt của cấy môi sinh học là bác sĩ sẽ kết hợp phủ bóng collagen và tiêm tế bào gốc để cấp dưỡng độ ẩm và và giúp môi đẹp hơn, lâu trôi màu hơn. Đây là bước tiến mới trong ngành thẩm mỹ môi bởi tình trạng đau rát, sưng tấy được giảm đi đáng kể, màu lên chuẩn đẹp và thời gian bong vảy cũng nhanh hơn. Do đó mà cấy môi sinh học ngày càng được nhiều người lựa chọn thay cho phun xăm truyền thống.

Tuy nhiên, công nghệ này đòi hỏi phải được thực hiện bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm, tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn, sát trùng và an toàn để tránh những rủi ro và biến chứng có thể xảy ra.

Quy trình cấy môi sinh học

Quy trình cấy môi sinh học

Cấy môi sinh học là gì? Quy trình cấy môi sinh học ra sao?

Thông thường, một buổi cấy môi sinh học sẽ gồm 6 bước chuẩn Y khoa dưới đây:

  • Bước 1: Thăm khám tình trạng môi, màu môi và tư vấn lộ trình cấy môi phù hợp với từng cơ địa khách hàng.
  • Bước 2: Vệ sinh môi sạch sẽ 2 lần: Tẩy trang, tẩy da chết.
  • Bước 3: Ủ tê môi khoảng 20-30 phút.
  • Bước 4: Khách hàng chọn màu môi yêu thích, sau đó bác sĩ sẽ lắp đầu kim nano và tiến hành cấy môi sinh học.
  • Bước 5: Vệ sinh môi sạch sẽ
  • Bước 6: Theo dõi sau cấy môi và hướng dẫn chăm sóc tại nhà.

Toàn bộ quy trình cấy môi sinh học sẽ được thực hiện trong môi trường vô khuẩn tuyệt đối an toàn.

Xem thêm:

So sánh cấy môi sinh học và phun môi

Thực chất cấy môi sinh học là kỹ thuật cải tiến của phun xăm môi truyền thống. Điểm khác biệt duy nhất giữa hai phương pháp này là về cấy môi kết hợp phủ thêm các dưỡng chất như collagen, acid hyaluronic hoặc tế bào gốc để môi bóng mịn và trẻ trung hơn. Vậy cấy môi sinh học là gì? Cấy môi sinh học và phun môi khác nhau như thế nào?

Kỹ thuật thực hiện

Tuy cùng sử dụng đầu kim nano siêu nhỏ nhưng cách đưa mực xuống lớp thượng bì của bác sĩ khi cấy môi và phun môi lại có sự khác nhau:

  • Phun môi dẫn mực xuống độ sâu khoảng 0.03mm sao với lớp biểu bì. Môi sau khi phun sẽ sưng nhẹ và hồi phục sau vài ngày.
  • Cấy môi sinh học chỉ lướt rất nhẹ đầu kim trên da, hạn chế tối đa các thương tổn như đau rát, sưng tấy, phồng rộp. Môi hồi phục rất nhanh, cho phép khách hàng có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường.

Độ bền của màu môi

Nếu như phun môi chỉ giữ màu được tối đa trong 5 năm thì con số này sẽ tăng lên đến 6 năm hoặc lấu hơn với phương pháp cấy môi sinh học. Độ bền này sẽ tùy thuộc vào cơ địa cũng như cách chăm sóc của từng người.

Thời gian môi bong tróc da chết

Vì mức độ tổn thương sau khi thực hiện là khác nhau nên thời gian bong vảy và hồi phục cũng chênh lệch ít nhiều. Với phun môi truyền thống, bạn phải đợi khoảng 1 tuần mới bắt đầu lành thương. Trong khi đó, cấy môi sinh học sẽ bong tróc da chết sau 3-5 ngày rồi lành hẳn.

Chi phí dịch vụ

Cấy môi sinh học giá bao nhiêu

Cấy môi sinh học giá bao nhiêu? Phun môi giá bao nhiêu?

Giá cấy môi sinh học khoảng 6 triệu đồng để hoàn thành một ca cấy môi sinh học. Tuy nhiên, với phun môi, chi phí làm đẹp chỉ dừng lại ở mức 3-5 triệu đồng. Số tiền này có thể chênh lệch tùy vào công nghệ mà cơ sở thẩm mỹ áp dụng. Nếu lựa chọn các công nghệ hiện đại, màu mực sẽ bám lâu hơn, mức độ tổn thương rất ít và hiệu quả vượt trội hơn hẳn.

Nên phun môi hay cấy môi sinh học

Nên phun môi hay cấy môi sinh học? – Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn băn khoăn để đưa ra sự lựa chọn. Cả hai công nghệ phun môi và cấy môi sinh học đều đưa mực vào lớp thượng bì, giúp đôi môi lấy lại sự tươi tắn, hồng hào và quyến rũ hơn. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu cấy môi sinh học là gì và điểm khác nhau giữa hai phương pháp này, chắc hẳn bạn đã tìm được cho mình một lựa chọn thật sự phù hợp phải không nào?

Nếu tài chính còn hạn hẹp, không ngại kiêng khem và thích thay đổi màu môi thường xuyên thì lựa chọn phun môi sẽ phù hợp hơn. Ngược lại, nếu không muốn phải đi phun môi nhiều lần, sợ đau và muốn môi bỏng mượt hơn thì cấy môi sinh học lại là phương án sáng suốt.. 

Do vậy, hãy cân nhắc kỹ nhu cầu thẩm mỹ và điều kiện kinh tế của bản thân để quyết định thực hiện phun môi hoặc cấy môi sao cho hợp lý.

Ưu điểm của cấy môi sinh học

Không phải ngẫu nhiên mà cấy môi sinh học lại được các tín đồ làm đẹp ủng hộ và đón nhận đến vậy. Bên cạnh thắc mắc cấy môi sinh học là gì, nhiều người còn quan tâm đến các ưu điểm của cấy môi sinh học:

Môi lên màu đẹp, tươi tắn

Ưu điểm của cấy môi sinh học

Ưu điểm của cấy môi sinh học

Không giống như phun môi, cấy môi sẽ tái tạo làn môi rạng rỡ, tươi tắn và tràn đầy sức sống bởi sự kết hợp giữa màu mực và các dưỡng chất cần thiết như collagen, tế bào gốc, HA. Nhiều trường hợp sau khi cấy môi còn đem lại màu môi tươi tắn hơn cả makeup hàng giờ đồng hồ.

Đảm bảo an toàn

Màu mực cấy vô cùng lành tính, chiết xuất 100% từ thiên nhiên nên không gây kích ứng và hạn chế các rủi ro xuống mức thấp nhất. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện, đầu kim chỉ lướt nhẹ trên bề mặt nên không gây ra cảm giác đau đớn, sưng rát.

Thời gian hồi phục nhanh 

Sau khi đã được giải đáp cấy môi sinh học là gì, cùng tìm hiểu xem thời gian phục hồi sau khi cấy môi sinh học là bao lâu nhé. Cấy môi không gây ra bất cứ phản ứng nào cho cơ thể. Thời gian lành thương sẽ kết thúc sau 3-5 ngày. Sau khi cấy môi, khách hàng không cần nghỉ dưỡng, kiêng khem và chăm sóc cầu kỳ. Mọi thói quen ăn uống và sinh hoạt đều có thể duy trì bình thường.

Duy trì hiệu quả thẩm mỹ trong thời gian dài

Cấy môi sinh học

Cấy môi sinh học duy trì màu được bao lâu?

Chỉ với một lần cấy môi, bạn có thể tự tin với khuôn mặt mộc của mình trong suốt 5-6 năm liền. Nếu chăm sóc cẩn thận, tuân thủ các lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa thì môi có thể còn giữ màu được lâu hơn.

Tiết kiệm thời gian chi phí

Tuy mỗi buổi cấy môi sẽ đắt hơn phun môi khoảng 1-2 triệu nhưng về lâu về dài, bạn lại tiết kiệm được một số tiền làm đẹp khá lớn. Bạn không cần phải đến cơ sở thẩm mỹ dặm lại môi thường xuyên, Mỗi buổi cấy môi chỉ mất chưa đến 1 giờ đồng hồ, rất tiền lợi với những chị em phụ nữ hiện đại, bận rộn.

Các câu hỏi liên quan tới công nghệ cấy môi sinh học

Bên cạnh câu hỏi cấy môi sinh học là gì, chị em còn đặt ra nhiều nghi vấn về công nghệ mới nổi như sau:

Cấy môi sinh học có đau không?

Cấy môi sinh học có đau không

Cấy môi sinh học có đau không?

Khác với phun xăm, cấy môi không để lại bất cứ cảm giác đau đớn nào cho khách hàng. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ ủ tê cẩn thận để bạn cảm thấy thư thái nhất. Hơn nữa, đầu kim nano có kích thước siêu nhỏ, lướt nhẹ trên bề mặt da nên không xâm lấn sâu vào lớp biểu bì môi.

Cấy môi sinh học có nhiều màu để lựa chọn không?

Trên thực tế, cấy môi không có nhiều lựa chọn về màu sắc như phun môi. Đây là điểm hạn chế khá lớn của công nghệ này. Tuy nhiên, cấy môi vẫn thừa hưởng những bảng màu đẹp nhất được sử dụng trong thẩm mỹ môi như hồng đào, hồng baby, hồng đậm… để khách hàng thỏa thích có thể lựa chọn. 

Đừng quá lo lắng về bảng màu cấy môi sinh học bởi sau khi thực hiện, đôi môi chắc chắn sẽ tươi sáng, hồng hảo một cách rất tự nhiên, nhẹ nhàng và trong trẻo.

Những ai không nên cấy môi sinh học?

Những đối tượng dưới đây không nên cấy môi sinh học:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
  • Người bị rối loạn đông máu, máu khó đông hoặc đang uống thuốc chống đông máu.
  • Huyết áp cao.
  • Bệnh nhân đái tháo đường.

Cấy môi sinh học có rủi ro gì không?

Cấy môi sinh học có nguy hiểm không

Cấy môi sinh học có nguy hiểm không? Cấy môi sinh học có rủi ro gì không?

Tuy được đánh giá là liệu pháp làm đẹp an toàn nhưng cấy môi sinh học vẫn tiềm ẩn một số rủi ro nếu khách hàng thực hiện tại các cơ sở thiếu tin cậy. Dưới đây là một số hiểm họa khôn lường có thể gặp phải sau khi cấy môi sinh học:

  • Màu môi không đúng ý: Một số ca cấy môi bị thất bại cho chuyên viên thiếu kinh nghiệm hoặc bỏ qua bước khử thâm ban đầu. Lúc này, bạn phải đi dặm lại, thậm chí là cấy lại môi lần nữa để đạt hiệu quả thẩm mỹ như ý muốn.
  • Sưng đau: Sau quá trình cấy, môi có thể xuất hiện tình trạng đau nhức, sưng, đỏ xung quanh vùng môi. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ tan biến sau vài ngày và không đáng lo ngại.
  • Dị ứng với màu mực: Nếu cơ địa quá nhạy cảm, khách hàng sẽ bị ngứa ngáy, châm chích, mẩn đỏ ở môi do kích ứng với dưỡng chất. Vì thế, hãy trao đổi thẳng thắn với bác sĩ về các tiền sử bị dị ứng của mình để tránh được rủi ro nguy hiểm này nhé.
  • Môi mất cảm giác tạm thời: Môi không cảm nhận được bất cứ cảm giác cũng như mùi vị gì sau khi cấy. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ tự khỏi sau vài tuần do phản ứng tự nhiên trong cơ thể.
  • Nhiễm trùng môi: Viêm nhiễm, nhiễm trùng, mưng mủ… tuy rất hiếm gặp nhưng vẫn có thể xuất hiện. Điều quan trọng là bạn phải lựa chọn được cơ sở cấy môi thực sự uy tín và tuân thủ quy trình chăm sóc chuẩn Y khoa tại nhà sau khi cấy môi.

Những lưu ý khi cấy môi sinh học bạn cần biết

Đừng chỉ quan tâm cấy môi sinh học là gì, quy trình cấy môi sinh học ra sao bởi những lưu ý quan trọng dưới đây mới thực sự giúp bạn tránh được những rủi ro không mong muốn vừa nêu:

  • Tham khảo và lựa chọn các địa chỉ cấy môi sinh học uy tín, sở hữu công nghệ hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm để đảm bảo tỉ lệ thành công gần như tuyệt đối.
  • Vệ sinh môi hàng ngày bằng nước muối sinh lý để tiêu diệt vi khuẩn và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Đừng quên kiêng nước trong vòng 48 giờ đầu tiên, đặc biệt là các loại hóa chất có tính tẩy rửa mạnh như kem đánh răng, sữa rửa mặt, kem tẩy da chết,…
  • Đeo khẩu trang y tế mỗi khi ra ngoài để bảo vệ vùng môi trước các tác nhân gây hại như ánh nắng, khói bụi, ô nhiễm.
  • Thoa son dưỡng theo chỉ dẫn của bác sĩ để môi không bị bong tróc, nứt nẻ, khô rát.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước ép, sinh tố giàu vitamin A như cam, dứa, bưởi, cà rốt.
  • Tăng cường bổ sung các dưỡng chất tốt cho cơ thể và đẩy nhanh quá trình lành thương như rau có màu xanh đậm, sữa chua, sữa tươi.
  • Kiêng các món ăn dễ gây dị ứng, thâm môi, ngứa ngáy như đồ nếp, rau muống, thịt gà, thịt bò, đồ cay nóng, hải sản…

Qua bài viết, hi vọng chị em đã hiểu công nghệ cấy môi sinh học là gì, quy trình thực hiện ra sao và ưu nhược điểm so với phun môi truyền thống. Nếu đang có ý định tân trang lại màu môi, hãy cân nhắc kỹ lưỡng về cơ sở thẩm mỹ, phương pháp thực hiện và cách chăm sóc sao cho hiệu quả và an toàn nhất nhé!

Tags :

LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC

Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.

Chat Zalo
(8h-24h)
08.1900.2888
(8h-24h)
Chat Facebook
(8h-24h)