Bị sẹo lồi khi nâng mũi là biến chứng thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra. Điều này khiến nhiều chị em cảm thấy lo lắng và nghi ngờ về mức độ an toàn của phương pháp làm đẹp này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Viện thẩm mỹ quốc tế Johnson Clinic tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa tình trạng bị sẹo lồi khi nâng mũi nhé.
Sẹo lồi sau khi nâng mũi là gì?
Sẹo lồi là hệ quả của quá trình tăng sinh quá mức các mô cơ dưới da, gây cản trở quá trình hồi phục của vết thương. Khi các mô sẹo phát triển quá nhanh, lớp da tại khu vực này sẽ nổi lên trên bề mặt., khiến da gồ ghề rất mất thẩm mỹ. Nhiều trường hợp sẹo lồi còn lan rộng sang các khu vực xung quanh, tăng dần về kích thước và tự biến mất một thời gian sau đó.
Sẹo lồi sau khi nâng mũi là kết quả hậu phẫu thuật ngoài ý muốn. Sẹo có thể màu hồng hoặc tím hồng, nhăn nheo trên bề mặt và gây ngứa ngáy mỗi khi chạm vào. Vết sẹo lồi không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Sẹo lồi không giống với sẹo phì đại vì nó có khả năng lan rộng ra các khu vực xung quanh. Rất khó có thể điều trị hoàn toàn sẹo lồi nên đây cũng là lo lắng của rất nhiều chị em.
Nguyên nhân bị sẹo lồi khi nâng mũi
Bị sẹo lồi khi nâng mũi có thể xuất phát bởi một trong các nguyên nhân dưới đây:
Vệ sinh sau khi thực hiện nâng mũi không đảm bảo
Sau khi nâng mũi, vết thương phải được vệ sinh đúng cách để tránh bị nhiễm trùng do vi khuẩn và bụi bẩn tấn công. Nếu bệnh nhân không tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc vết thương của bác sĩ, thường xuyên chạm vào phần mũi mới nâng thì rất dễ bị nhiễm trùng hoặc sẹo lồi.
Bị sẹo lồi khi nâng mũi do chế độ ăn uống không kiêng cữ
Có rất nhiều loại thực phẩm có thể gây ngứa ngáy, sưng tấy hoặc bị sẹo lồi khi nâng mũi. Trong đó, rau muống, thịt gà , thịt bò, đồ tanh và đồ nếp là những tác nhân chủ yếu gây mưng mủ, viêm nhiễm và kéo dài thời gian liền sẹo.
Ngoài ra, các loại thực phẩm này còn kích thích quá trình tăng sinh collagen, tăng nguy cơ bị sẹo lồi khi nâng mũi. Nếu cơ địa bị dị ứng thì bạn cần kiêng khem nghiêm ngặt.
Do cơ địa dẫn đến sẹo lồi sau nâng mũi
Ngoài chế độ chăm sóc và ăn uống, nhiều người bị sẹo lồi khi nâng mũi chỉ vì cơ địa tự nhiên. Biểu hiện của hiện tượng này là các vết thương trên cơ thể lâu lành hơn và có xu hướng để lại sẹo xấu cao hơn người khác. Nếu không may có cơ địa dễ bị sẹo, bạn nên tránh để bị thương và thận trọng với mọi hình thức xâm lấn dao kéo.
Do kỹ thuật người thực hiện
Tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện cũng quyết định trực tiếp đến hiệu quả thẩm mỹ sau khi nâng mũi. Nếu bác sĩ mới vào nghề, chuyên môn yếu kém, chưa thành thạo các kỹ thuật nâng mũi thì bạn rất dễ bị sẹo lồi khi nâng mũi. Ngược lại, các bác sĩ có tay nghề, giàu kinh nghiệm sẽ khâu vết thương khéo hơn, giảm nguy cơ xuất hiệu sẹo lồi hậu phẫu thuật.
Tương tự, nâng mũi tại các cơ sở phẫu thuật thiếu uy tín, không đảm bảo vệ sinh, dụng cụ chưa được khử trùng cũng có nguy cơ bị sẹo lồi khi nâng mũi rất cao.
Bị sẹo lồi sau nâng mũi có nguy hiểm không?
Bị sẹo lồi sau khi nâng mũi không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó sẽ để lại cảm giác khó chịu và thiếu tự tin cho người bệnh. Ngoài ra, bị sẹo lồi khi nâng mũi cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh hoạt hàng ngày như đeo kính, đeo khẩu trang, hô hấp, đánh răng, rửa mặt. Tuy nhiên, các hệ quả này chỉ xảy ra nếu sẹo lồi có kích thước quá lớn và biến mất hoàn toàn sau khi hết sẹo.
Cách phòng tránh sẹo lồi sau khi nâng mũi
Bị sẹo lồi khi nâng mũi là tình huống không ai mong muốn gặp phải. Dưới đây là một số cách phòng tránh sẹo lồi được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện:
- Giữ vết thương luôn sạch sẽ, khô thoáng, vệ sinh hậu phẫu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi để giảm nguy cơ nhiễm trùng, bị sẹo lồi khi nâng mũi.
- Không chạm tay trực tiếp hoặc cọ xát mạnh vào vết thương, khiến vết khâu bị rách và chảy máu.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vì có thể khiến vết thương bị sạm màu đi.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả và các loại rau xanh để tăng cường bổ sung vitamin tốt cho quá trình hồi phục vết thương.
- Kiêng toàn bộ các loại thực phẩm gây kích ứng, sẹo lồi như đồ nếp, thịt bò, thịt gà, rau muống, hải sản…. ít nhất 1 tháng đầu tiên.
- Sử dụng các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tái khám đúng lịch hẹn.
Cách khắc phục mũi bị sẹo lồi sau khi nâng
Tình trạng bị sẹo lồi khi nâng mũi hoàn toàn có thể khắc phục được nếu bạn áp dụng đúng các hướng dẫn dưới đây:
- Sử dụng kem trị sẹo: Các loại kem này được thiết kế riêng cho những người muốn làm sẹo và làm mờ vết thâm hậu phẫu thuật. Kem trị sẹo thường chứa một số thành phần như silicone, vitamin E, dầu cây chùm ngây… giúp san phẳng các vết sẹo lồi và đẩy nhanh quá trình lành thương.
- Massage: Bạn có thể massage nhẹ nhàng vùng da bị sẹo lồi khi nâng mũi để tăng cường lưu thông máu và xóa sẹo hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả khi massage, bạn có thể kết hợp cùng các loại tinh dầu tự nhiên như dầu jojoba, dầu oliu hoặc dầu hạnh nhân.
- Băng kín mũi sau khi nâng: Các vết sẹo lồi sẽ biến mất nhanh hơn nếu được bảo vệ và giữ độ căng đều. Điều này vừa giúp bảo vệ vết thương, vừa ngăn chặn sự phình lên của sẹo.
- Không sử dụng mỹ phẩm: Dừng ngay các loại mỹ phẩm bạn đang dùng nếu thấy bị sẹo lồi khi nâng mũi. Bạn chỉ nên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF cao để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với tia bức xạ trong ánh nắng mặt trời mỗi khi ra ngoài.
- Áp dụng các phương pháp điều trị sẹo lồi: Nếu bị sẹo lồi khi nâng mũi và không có dấu hiệu thuyên giảm sau một thời gian dài, bạn nên tham khảo các công nghệ xóa sẹo hiện đại như laser, microneedling hoặc phẫu thuật tái tạo da để khắc phục triệt để và nhanh chóng tình trạng sẹo.
Một số lưu ý giúp phòng tránh sẹo lồi sau khi nâng mũi hiệu quả
Dưới đây là một số mẹo hữu ích giúp tránh bị sẹo lồi khi nâng mũi:
- Chọn đúng bác sĩ thẩm mỹ uy tín: Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khi nâng mũi là lựa chọn bác sĩ có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật nâng mũi. Bác sĩ có tay nghề thành thạo và làm việc cẩn thận sẽ giúp giảm nguy cơ bị sẹo lồi khi nâng mũi:
- Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu của bác sĩ: Bạn nên giữ vệ sinh và bảo vệ vết thương đúng như yêu cầu, kết hợp sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc kháng khuẩn đều đặn
- Tránh va chạm và áp lực: Trong thời gian mũi hồi phục, cần hạn chế các tác động mạnh lên vùng mũi như va đập, chà xát, nắn bóp. Đặc biệt, không nên nằm sấp hoặc nên đeo kính áp tròng trong 1 tháng đầu tiên.
- Bảo vệ vùng mũi trước ánh nắng mặt trời: Tia UV trong ánh nắng có thể làm tăng nguy cơ bị sẹo lồi khi nâng mũi. Do vậy, bạn nên thoa kem chống nắng thường xuyên và che chắn cẩn thận mỗi khi ra ngoài bằng mũi, nón, khăn và khẩu trang.
- Không sử dụng các chất kích thích: Hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn khiến vết thương lâu hồi phục và bị sẹo lồi khi nâng mũi hơn. Hãy kiêng tuyệt đối các chất kích thích này đến khi nào mũi hồi phục hoàn toàn nhé.
- Ăn uống, sinh hoạt điều độ: Trong giai đoạn đầu mới nâng mũi, bạn nên tăng cường bổ sung vitamin C qua đường ăn uống để hỗ trợ quá trình lành thương, tăng cường sức khỏe.
Bị sẹo lồi khi nâng mũi là tình trạng khá phổ biến, gây khó chịu tại vết thương và trở ngại cho quá trình sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ các nguyên nhân, từ đó tìm cách phòng tránh và khắc phục tình trạng bị sẹo lồi khi nâng mũi hiệu quả tại nhà. Chúc chị em sớm sở hữu chiếc mũi cao thẳng cân mọi góc nghiêng đầy thần thái!
LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC
Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.