Nếu không may bị té xe và bị trầy xước ở chân thì các bạn nữ cần biết rõ cách kiểm tra vết thương, cầm máu và chăm sóc để không để bị nhiễm trùng và lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Khi bị vết thương té xe trầy chân nữ thì cần xử lý như thế nào? Hãy cùng Johnson Clinic tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Hướng dẫn cách kiểm tra vết thương té xe trầy chân nữ
Khi té xe và xuất hiện một vết trầy xước ở chân, trước tiên các bạn nữ cần kiểm tra thật kỹ vết thương để chắc chắn rằng có thể chăm sóc vết thương đó tại nhà mà không cần phải đến trung tâm y tế. Bởi trong nhiều trường hợp, vết thương té xe bị chảy nhiều máu, sâu và có diện tích lớn nếu không được xử lý tại các trung tâm y tế sẽ dễ bị nhiễm trùng.
Cách kiểm tra vết thương té xe trầy chân nữ
Đối với vết thương té xe trầy chân nữ bạn cần kiểm tra vết thương như sau:
- Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước ấm trước khi kiểm tra vết thương đảm bảo vệ sinh.
- Chuẩn bị những vật liệu cần thiết để kiểm tra vết thương như: găng tay y tế, bông gòn sạch, nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát trùng nhẹ và một băng vết thương sạch.
- Quan sát kỹ vết thương xem bạn có thể nhìn thấy mỡ, cơ gân hoặc xương qua vết thương đó hay không. Nếu bạn nhìn thấy phần đó tức là vết thương rất sâu và bạn cần đến cơ sở y tế để được đánh giá và điều trị.
- Bạn cần thực hiện cầm máu khi thấy vết thương chảy quá nhiều máu. Khi đó hãy vùng áp lực lên vết thương bằng một miếng bông sạch hoặc khăn sạch để kiểm soát máu. Nếu vết thương không ngừng chảy máu hoặc chảy máu mạnh và không thể kiểm soát, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để tiếp tục xử lý.
- Nếu vết thương xuất hiện thêm các mảng da rách nát, hở thịt thì bạn cần tiến hành sơ cứu ngay lập tức trước khi đến bệnh viện. Hãy rửa sạch tay và đeo găng tay y tế trước khi tiếp cận với vết thương. Sử dụng băng vết thương sạch hoặc khăn sạch để áp lên vết thương và cố gắng cầm máu. Sau đó, nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý thích hợp.
Cách cầm máu vết té xe trầy chân nữ giới
Để cầm máu hiệu quả vết té xe trầy chân nữ giới, tốt nhất bạn nên đè chặt vào miệng vết thương. Đối với những vết thương nhỏ, bạn đặt băng gạc vào miệng vết thương rồi ấn một lực nhẹ xuống. Còn đối với vết thương té xe nặng, rách da thì bạn cần dùng lực trong thời gian lâu hơn để máu ngưng chảy.
Hướng dẫn các bước cầm máu vết té xe trầy chân nữ:
- Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Dùng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ vệ sinh vết thương, rửa quanh vết thương bằng miếng bông gạc sạch.
- Đặt miếng bông gạc sạch đắp lên vết thương, dùng lực nhẹ và giữ khoảng 10 phút đến khi máu đông lại và ngưng chảy.
- Khi máu ngừng chảy, bạn dùng băng gạc băng bó lại vết thương, lưu ý là không nên quấn băng quá chặt sẽ khiến máu khó lưu thông, đồng thời thay băng gạc thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.
Vết thương té xe trầy chân nữ giới
Ngoài ra, bạn cần theo dõi vết thương thường xuyên nhằm đảm bảo không có những dấu hiệu bất thường như nhiễm trùng, sưng đỏ, mưng mủ xuất hiện. Nếu có, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách điều trị và chăm sóc đúng cách.
Xem thêm:
Cách xử lý vết thương té xe không để lại sẹo
Vết thương hở nếu không được xử lý đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo. Chính vì vậy, bạn cần nắm rõ quy trình xử lý vết thương hở do té xe gây ra, nhằm phòng tránh sẹo tối đa giúp vết thương mau lành.
Cách xử lý vết thương té xe trầy chân nữ
- Cầm máu: Trong trường hợp vết thương chảy nhiều máu, bạn cần cầm máu bằng cách ấn miếng băng gạc sạch hoặc 1 chiếc khăn mỏng khoảng vài phút để máu ngừng chảy. Sau đó vệ sinh lại vết thương để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn.
- Sát trùng vết thương: Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát trùng như nước muối sinh lý hoặc chlor 0,9%.. Bạn dùng bông gạc sạch thấm vào dung dịch rồi lau nhẹ nhàng quanh vết thương.
- Dùng thuốc chống nhiễm trùng: Bạn có thể dùng thuốc chống nhiễm trùng dạng lỏng hoặc kem để vết thương được vệ sinh hoàn toàn. Mỗi lần dùng chỉ cần một lượng nhỏ rồi băng bó lại bằng miếng gạc sạch.
- Bảo vệ vết thương: Đây là việc quan trọng để tránh cho vết thương tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường xung quanh. Bạn dùng băng gạc hoặc băng keo quấn quấn quanh vết thương, không quá chặt hay quá lỏng để tuần hoàn ổn định.
- Theo dõi và chăm sóc vết thương: Cần kiểm tra vết thương và thay băng hàng ngày để đảm bảo nó không nhiễm trùng. Nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu khác thường nào như sưng, đỏ, có mủ thì bạn cần tham khảo lại ý kiến bác sĩ.
Phải làm sao khi vết thương té xe trầy chân nữ bị sưng?
Thông thường, vết thương sau khi bị té xe có xu hướng sưng lên và đau hơn trong khoảng 1-2 ngày kế tiếp. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên quá lo lắng vì đây là những biểu hiện tự nhiên cho thấy cơ thể đang dần hồi phục.
Bạn cần theo dõi sát sao tình hình vết thương của mình, đồng thời có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau hay thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Nếu tình trạng sưng viêm kéo dài từ 4-6 ngày mà không khỏi, thậm chí còn đi kèm với hiện tượng chảy dịch, nóng sốt thì nên đến các cơ sở y tế ngay để được hỗ trợ xử lý.
Bị vết thương té xe trầy chân nữ nên ăn gì?
Khi cơ thể có một vết thương, dù là lớn hay nhỏ thì đều sẽ đem lại cho bạn cảm giác đau và khó chịu. Mỗi giai đoạn phục hồi vết thương cũng sẽ trải qua cảm giác đau đớn, ngứa ngáy và thậm chí là lo lắng khác nhau. Cách tốt nhất để vết thương mau chóng phục hồi đó chính là có một chế độ ăn uống, dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức khoẻ và sức đề kháng tốt.
Bị vết thương té xe trầy chân nữ nên ăn gì?
Khi bị vết thương té xe trầy chân nữ thì bạn có thể ăn một số loại thực phẩm sau để rút ngắn thời gian hồi phục và điều trị:
- Sử dụng nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ để làm gia vị trong một số món ăn để tăng sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời cũng giúp vết thương nhanh lành hơn.
- Sử dụng rau diếp cá để cung cấp kháng thể cho cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
- Chỉ nên sử dụng thịt heo nạc để cung cấp protein cho cơ thể.
- Lựa chọn các loại rau củ quả chứa nhiều khoáng chất vi lượng kẽm như chuối, các loại hạt, ngũ cốc, sữa tươi, sữa hạt.
- Đa dạng các loại hoa quả theo mùa giàu vitamin, khoáng chất như cam, chanh, thơm, cà rốt,…
Xem thêm:
Nếu vết thương trầy chân do té xe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tinh thần cũng như khiến bạn chán ăn, mệt mỏi thì có thể sử dụng nước súp hầm xương với rau củ quả hoặc cháo để dễ hấp thu.
Vết thương té xe trầy chân nữ sẽ không nghiêm trọng và không để lại sại nếu bạn biết cách xử lý, chăm sóc và kiêng khem. Hãy áp dụng các hướng dẫn sơ cứu trên để giúp đỡ cho chính bản thân mình và cho những người xung quanh nhé!
LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC
Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.