[Giải đáp] Tiêm filler cằm có nặn mụn được không?

Tiêm filler cằm có nặn mụn được không? Trong tháng đầu tiên sau khi tiêm filler cằm các chị em tuyệt đối không được nặn mụn tại khu vực điều trị. Chỉ nên nặn mụn sau khi tiêm filler cằm sau khoảng 2 tuần – 1 tháng tuỳ thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc của từng người. Nếu vết mụn khó giải quyết, các nàng có thể sử dụng thuốc hoặc đến phòng khám để có phương án điều trị phù hợp.

Tiêm filler cằm có nặn mụn được không?

Tiêm filler cằm có nặn mụn được không? Câu trả lời là KHÔNG. Tuyệt đối không nên nặn mụn sau khi tiêm filler để tránh làm tổn thương vùng mô da gây bội nhiễm. Việc nặn mụn sau khi tiêm có thể khiến quá trình điều trị mụn trở nên phức tạp và có nguy cơ để lại sẹo cao.

Khi rơi vào trường hợp tiêm filler bị nổi mụn, chị em nên đến bệnh viện da liễu hoặc cơ sở thẩm mỹ uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Nếu có thể, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm tan filler để đào thải lượng filler vừa tiêm ra khỏi cằm. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lây lan.

Tiêm filler cằm nặn mụn được không
Tiêm filler cằm nặn mụn được không

Tiêm filler sau bao lâu thì nặn mụn được?

Nếu sau khi tiêm filler bị nổi mụn sinh lý do nóng trong, rối loạn tiết tố hoặc bít tắc lỗ chân lông. Ngoài ra, còn tuỳ thuộc vào cơ địa, cách chăm sóc của từng người và vùng da tiêm filler ổn định hơn, nàng nên đợi khoảng 2 tuần – 1 tháng mới được nặn mụn. Lúc này, cằm đã ổn định form, hồi phục hoàn toàn, không bị tác động bởi các tác động sờ, nắn, bóp. Các chuyên gia cảnh báo chị em tuyệt đối không tự ý nặn mụn trong 1 tháng đầu sau khi tiêm filler vùng cằm.

Nếu cố chấp hoặc thiếu hiểu biết mà nặn mụn ngay sau khi tiêm filler cằm, nàng có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro không tiếc như viêm nhiễm, lệch cằm, filler vón cục, lâu hồi phục.

Đối với những nốt mụn nhỏ, nặn dễ dàng thì nàng có thể tự giải quyết, còn mụn viêm thì không nên nặn mà chỉ cần dùng thuốc hoặc đến phòng khám để có phương pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân nổi mụn sau khi tiêm filler thường gặp

Có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mụn sau khi tiêm filler như: mụn sinh lý, tác dụng phụ sau khi tiêm, tiêm quá liều, tiêm không đúng cách,…

– Mụn sinh lý: Mụn do sự thay đổi nội tiết tố tự nhiên bên trong cơ thể, có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào và thường biến mất nếu chị em biết chăm sóc da đúng cách.

– Sử dụng sai loại filler không phù hợp với cơ thể khách hàng hoặc dùng hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng sẽ khiến vùng da tiêm không tương thích với thuốc khi tiêm vào cơ thể. Điều này có thể dẫn đến dị ứng, viêm da hoặc nghiêm trọng hơn là các khối u xơ.

– Tiêm filler quá liều: Mỗi vùng đều có quy định về hàm lượng tiêm filler khác nhau. Nếu chị em tiêm filler quá liều sẽ khiến da căng ra, sưng to, tắc nghẽn mạch máu dẫn đến bí tắc lỗ chân lông gây mụn kéo dài.

– Kỹ thuật tiêm: Nếu tiêm không đúng vị trí, tiêm nhầm mạch máu, tĩnh mạch gây tắc nghẽn mạch máu sẽ dẫn đến biến chứng như nổi mụn u viêm nặng hơn, sưng tấy, mù loà.

Tiêm cằm bị cứng bao lâu - Nguyên nhân nổi mụn sau tiêm filler
Tiêm cằm bị cứng bao lâu – Nguyên nhân nổi mụn sau tiêm filler

Cách khắc phục khi tiêm filler bị nổi mụn

Bên cạnh câu hỏi “Tiêm filler cằm có nặn mụn được không?”, nhiều người thắc mắc về cách xử lý các nốt mụn sau khi tiêm filler đảm bảo an toàn. Theo các bác sĩ tại Viện thẩm mỹ quốc tế Johnson Clinic một số cách khắc phục dưới đây sẽ giúp nốt mụn biến mất nhanh chóng mà không lo biến chứng:

  • Tiêm tan filler càng sớm càng tốt tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín để mụn giảm dần.
  • Chườm lạnh 10 – 15 phút/lần, ngày 2-3 lần để xoa dịu cơn đau nhức, sưng tấy.  Trước khi chườm, chị em nên vệ sinh bề mặt túi chườm để tránh vi khuẩn xâm nhập gây mụn viêm nhiều hơn.
  • Uống thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau theo đơn kê của bác sĩ để tiêu diệt vi khuẩn, tránh tình trạng ổ mụn lây lan sang các khu vực xung quanh. Không tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ bị kháng thuốc. 
  • Nếu vùng tiêm filler không chỉ nổi mụn mà còn chảy mủ, chị em nên thấm nhẹ bằng bông Y tế và nước muối sinh lý để vùng da luôn khô ráo, sạch sẽ.Sử dụng 2 lần mỗi ngày: Buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để vùng da luôn sạch sẽ, ngăn chặn vi khuẩn phát triển. 
  • Không sử dụng tùy tiện các loại thuốc trị mụn, dược liệu, mỹ phẩm hoặc dung dịch sát trùng như cồn y tế, oxy già khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Các bước chăm sóc sau khi tiêm filler

 

Để không phải lo lắng về vấn đề “Tiêm filler cằm có nặn mụn được không”, chị em nên chú ý chăm sóc vết thương thật cẩn thận. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc vùng da sau khi tiêm filler thẩm mỹ.

– Cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm tươi sạch, uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để làn da luôn khoẻ mạnh.

– Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và các đồ ăn chế biến sẵn vì chúng khiến cho da trở nên thâm sạm, dễ nổi mụn, cản trở quá trình tái tạo tế bào, khiến vết thương mất nhiều thời gian hồi phục.

– Sau khi tiêm filler cằm khoảng 1 – 2 ngày, không dùng các sản phẩm chăm sóc da với thành phần chứa AHA, BHA, Vitamin C hoặc Retinol để hạn chế tối đa tình trạng kích ứng.

– Không trang điểm sau tuần đầu tiên do các thành phần trong sản phẩm trang điểm có thể khiến da bí cách, kích ứng và nổi mụn.

– Giảm thiểu tối đa các tác động lên cằm để không làm cằm bị tổn thương, nhiễm trùng, mưng mủ.

– Thường xuyên giặt vỏ gối, ga giường, chăn màn bởi đây là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn khiến da bị nổi mụn.

Cách chăm sóc sau khi tiêm filler
Cách chăm sóc sau khi tiêm filler

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Tiêm filler cằm có nặn mụn được không?” và hướng dẫn cách xử lý các nốt mụn sau khi tiêm filler. Tuyệt đối không nên nặn mụn sau khi tiêm để tránh xô lệch vùng tiêm và các biến chứng sau tiêm. Để không phải lo lắng về các rủi ro không mong muốn có thể xảy ra sau khi tiêm filler, chị em nên tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng, đảm bảo an toàn.

LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC

Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
(8h-24h)
08.1900.2888
(8h-24h)
Chat Facebook
(8h-24h)