Tiêm filler cằm bị cứng bao lâu, có nguy hiểm không là vấn đề khiến nhiều chị em lo lắng, hoang mang. Trong bài viết này, cùng Viện thẩm mỹ Johnson Clinic tham vấn chuyên gia về nguyên nhân, cách khắc phục và dấu hiệu cảnh báo cằm bị cứng cần được thăm khám sau khi tiêm filler nhé.
Nguyên nhân khiếm tiêm filler cằm bị cứng
Tiêm filler cằm bị cứng nguyên nhân do đâu?
Trước khi tìm hiểu tiêm filler cằm bị cứng bao lâu, bạn có tò mò về nguyên nhân tại sao cằm lại bị cứng không? Theo các chuyên gia, có 5 nguyên nhân chủ yếu khiến cằm không mềm sau khi tiêm filler, bao gồm:
- Chất lượng chất làm đầy: Filler không rõ nguồn gốc, kém chất lượng hoặc lẫn tạp chất không thể tự tan và khó đào thải sau khi tiêm vào cơ thể.
- Tiêm filler quá liều lượng: Việc tính toán sai liều lượng filler cần tiêm khiến filler bị vón cục, gây căng tức và cứng cằm.
- Trình độ & tay nghề kỹ thuật viên: Nếu kỹ thuật viên chưa có nhiều kinh nghiệm, filler có thể đi vào mạch máu, khiến quá trình tuần hoàn máu bị gián đoạn. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Dụng cụ tiêm chưa sát trùng: Mũi tiêm filler sẽ tác động trực tiếp lên bề mặt da nên nếu không được vô trùng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng, mưng mủ, cằm đơ cứng.
- Chăm sóc không đúng cách: Vết thương không chỉ lâu lành mà còn dễ bị áp xe, cứng, mất tự nhiên và dễ bị nhiễm trùng.
Tiêm filler cằm bị cứng bao lâu? Có nguy hiểm không?
Tiêm cằm bị cứng bao lâu? Tiêm filler cằm có an toàn không?
Thông thường, cằm sẽ bị cứng trong 1-2 tuần rồi tự trở về trạng thái bình thường do phản ứng tự nhiên của cơ thể. Tùy vào một số yếu tố như tay nghề kỹ thuật viên, cơ địa, khả năng tương thích với chất làm đầy, chế độ chăm sóc, ăn uống,… mà thời gian cằm hết cứng có thể nhanh hoặc lâu hơn. Nếu sau 2 tuần mà tình trạng đơ cứng cằm không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên thăm khám bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Ngoài ra, nếu cằm cứng đi kèm các dấu hiệu bất thường như ngứa ngáy, đau nhức, sưng tấy, mưng mủ,… thì rất có thể da đã bị hoại tử. Do vậy, bạn không được chủ quan chờ đợi thêm hoặc tự chẩn đoán tại nhà mà phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu để quá lâu, cằm có thể đơ cứng vĩnh viễn, thậm chí là nổi cục u ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ.
Cách khắc phục tiêm filler cằm bị cứng
Sau khi biết tiêm filler cằm bị cứng bao lâu, bạn nên bỏ túi một số biện pháp khắc phục cẩn khấp tình trạng này để tránh biến chứng nguy hiểm về sau:
Tiêm tan filler
Tiêm tan filler sẽ phá hủy cấu trúc chất làm đầy và đào thải nó ra khỏi cơ thể. Thành phần chủ yếu trong chất giải filler là Hyaluronidase. Đây là kỹ thuật khá đơn giản và an toàn, giúp chữa cháy thành công nhiều trường hợp tiêm filler bị vón cục hoặc bị đơ cứng.
Tuy nhiên, bạn phải tham khảo ý kiến chuyên gia về nguồn gốc, liều lượng và cách sử dụng chất tiêm tan; sau đó tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín được Bộ Y tế cấp phép để đảm bảo an toàn.
Sử dụng đá lạnh chườm
Chườm lạnh cũng là một cách làm mềm vùng da mới tiêm filler, giảm sưng tấy và làm dịu da. Nếu chưa thể tiêm tan filler ngay lập tức, hãy tự chườm lạnh tại nhà theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Bọc một viên đá lạnh vào khăn voan mềm mỏng và sạch. Nếu nhà có túi chườm chuyên dụng, bạn có thể sử dụng ngay.
- Bước 2: Thoa nhẹ túi chườm/khăn bọc đá trên vùng da bị đơ cứng, xoay tròn liên tục trong 5-10 phút rồi dừng lại.
- Bước 3: Chườm 2-3 lần/ngày để cằm nhanh mềm và bớt đau sau khi tiêm.
Chế độ ăn uống
Để cằm nhanh hết cứng, không để lại các biến chứng đáng tiếc, bạn phải chú trọng các thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản giúp bạn xây dựng thực đơn dưỡng thương lành mạnh, đủ chất:
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày tùy theo thể trạng của bản thân để kích thích quá trình chuyển hóa, trao đổi chất và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
- Tăng cường bổ sung các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất có trong hoa quả, rau xanh, nước ép… để tăng cường đề kháng cho cơ thể.
- Ưu tiên các món ăn mề, dễ nhai, dễ nuốt như cháo, sinh tố, sữa, canh hầm, thịt hầm….; hạn chế các món ăn cứng và dai như đồ khô, đồ dẻo,…
- Tránh xa các chất kích thích khiến lưu thông máu bị rối loạn, suy giảm chức năng các bộ phận trong cơ thể như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas, đồ chiên rán,…
- Kiêng hoàn toàn các loại thực phẩm gây kích ứng, ngứa ngáy, sưng tấy, nhiễm trùng như đồ nếp, rau muống, hải sản, thịt bò, thịt gia cầm….
Chế độ sinh hoạt
Để tình trạng cằm đơ cứng nhanh chóng thuyên giảm, bạn nên giảm áp lực lên vùng cằm trong quá trình vận động và sinh hoạt, cụ thể như sau:
- Hạn chế massage, sờ nắn, bóp cằm.
- Không đeo khẩu trang quá chật.
- Nằm ngửa khi ngủ, kê gối cao vừa phải
- Hạn chế tập luyện các môn thể thao đổ nhiều mồ hôi, quá mất sức.
- Hạn chế tiếp xúc với các loại bụi bẩn, vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Ngủ sớm (trước 22 giờ) và ngủ đủ giấc để da tái tạo và phục hồi nhanh hơn.
Tiêm filler cằm bị cứng khi nào cần gặp bác sĩ?
Tiêm filler cằm bị cứng bao lâu? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Vậy tiêm filler cằm bị cứng bao lâu là bất thường và cần có sự can thiệp của bác sĩ? Nếu phát hiện một trong các dấu hiệu dưới đây, bạn nên liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt để được hỗ trợ và điều trị trước khi quá muộn:
- Cằm đơ cứng trên 2 tuần: Nếu sau tiêm filler được 1-2 tuần mà dấu hiệu cứng cằm, cằm mất tự nhiên không có dấu hiệu thuyên giảm thì chất làm đầy chắc chắn có vấn đề. Trước khi cằm nổi u thì bạn phải thăm khám bác sĩ ngay lập tức.
- Cằm mưng mủ: Dấu hiệu dễ thấy nhất là vùng tiêm filler căng phồng lên, tiết nhiều dịch mủ. Nếu không can thiệp đúng cách, các nốt mụn sẽ vỡ ra, lan rộng sang các vùng xung quanh. Hệ quả là sẹo lồi, sẹo lõm kém thẩm mỹ rất khó điều trị.
- Cằm sưng đau, có thể gây sốt nhẹ: Đây là triệu chứng da bị nhiễm trùng. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khắc phục sớm trước khi bệnh tiến triển nặng hơn.
Tiêm filler cằm bị cứng bao lâu – Thường chỉ sau 1-2 tuần, vùng cằm sẽ mềm ra và trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, nếu sau 14 ngày mà cằm vẫn cứng đơ, mất tự nhiên, bạn phải thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ nhiễm trùng, mưng mủ, hoại tử da.
LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC
Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.