Tình trạng tiêm filler bị nhức có sao không? Theo đánh giá của bác sĩ, nguyên nhân tiêm filler bị nhức là do cơ thể chưa thích ứng kịp với chất làm đầy dẫn đến bị sưng sau khi tiêm. Tuy nhiên chúng sẽ tự biến mất trong 1-2 tiếng, lâu nhất là 2 ngày. Vết sưng nhức dần dà sẽ tự tan và vết bầm sẽ biến mất. Các chị em có thể dùng đá chườm giảm đau ở vùng tiêm. Trong trường hợp sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tiêm filler bị nhức có sao không?
Việc tiêm filler được đánh giá là an toàn và không để lại biến chứng thẩm mỹ nguy hiểm. tiêm filler bị nhức có sao không
Do vậy, nếu bị nhức sau khi tiêm filler, các chị em cũng không cần phải quá lo lắng bởi đây chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi phát hiện chất làm đầy. Thường thì cảm giác đau nhức này sẽ tiêu biến trong vài ngày.
Tuy nhiên, nếu thấy vết nhức quá mức chịu đựng, không có dấu hiệu thuyên giảm sau nhiều ngày liền, đi kèm một số dấu hiệu bất thường như mưng mủ, nổi mụn,… chị em nên đến các cơ sở thẩm mỹ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Các bác sĩ có thể chỉ định tiêm tan filler hoặc nạo filler để nhanh chóng khắc phục tình trạng này.
Dưới đây là một số cách xoa dịu cảm giác đau nhức phái đẹp có thể thực hiện tại nhà:
– Chườm đá lên vùng da mới tiêm filler.
– Tham vấn bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm..
– Kiêng khem đúng cách trong 2 tuần đầu tiên để tránh tình trạng sưng tấy, nhiễm trùng, đau nhức,… chuyển biến xấu hơn.
Nguyên nhân tiêm filler bị đau nhức
Tiêm filler là kỹ thuật đưa chất làm đầy xuống dưới vùng da cần làm đẹp bằng đầu kim tiêm chuyên dụng. Sau khi tiêm vào cơ thể, chất làm đầy sẽ tự định hình, giúp làn da trở nên đầy đặn, trẻ trung và căng mịn hơn. Thành phần chủ yếu trong filler là Hyaluronic Acid – một chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể người. Đây là kỹ thuật thẩm mỹ, trẻ hóa và khắc phục nhanh chóng các khuyết điểm trên khuôn mặt mà không cần can thiệp dao kéo hay phẫu thuật đau đớn. Nếu thực hiện đúng thì chất làm đầy sẽ tương thích rất tốt với cơ thể, đảm bảo an toàn, không gây ra bất cứ rủi ro hay biến chứng nguy hiểm nào. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ gây tê để khách hàng cảm thấy thoải mái nhất. Thông thường, sau khi tiêm khoảng vài tiếng, cảm giác đau sẽ biến mất và khách hàng có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Thế nhưng, một số trường hợp bị sưng tấy, đau nhức khiến chị em cảm thấy lo lắng, hoang mang. Nếu như thao tác khi tiêm không cẩn thận sẽ dễ gây tổn thương mô mềm vùng da dẫn đến thâm tím, đau nhức và xuất huyết. Ngoài ra, một số nguyên nhân phổ biến khiến tiêm filler bị đau nhức như:
– Filler không rõ nguồn gốc, kém chất lượng: Các cơ sở thẩm mỹ nhỏ lẻ, thiếu uy tín thường sử dụng các loại filler kém chất lượng, không đảm bảo an toàn. Khả năng tương thích với cơ thể không tốt nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng, đau nhức và bầm tím.
– Tiêm quá liều lượng filler: Sử dụng quá nhiều chất làm đầy sẽ tạo áp lực mạnh lên các mạch máu. Không ít trường hợp chỉ vì tính toán sai lượng filler cần thiết mà tiêm cả filler vào mạch máu gây tắc nghẽn nghiêm trọng. Nếu không được xử lý kịp thời, da có thể bị hoại tử vĩnh viễn.
– Tay nghề của kỹ thuật viên còn non: Tiêm qua loa, sai vị trí có thể khiến các mô da bị tổn thương, để lại cảm giác nhức nhói nhiều ngày.
– Sử dụng thuốc đông máu: Việc sử dụng các loại thuốc có thành phần đông máu 1 tuần trước khi tiêm cũng là nguyên nhân khiến tiêm filler bị nhức. Nếu có tiền sử bị rối loạn đông máu hoặc rối loạn tiểu cầu bệnh lý, tình trạng nhức sau khi tiêm filler cũng khó tránh khỏi.
– Nhiễm trùng sau tiêm: Không gian thẩm mỹ, dụng cụ y khoa không được vô trùng kết hợp với chế độ chăm sóc kém khoa học cũng khiến vết tiêm bị đau nhức khó chịu.
Cách phòng tránh và khắc phục tình trạng tiêm filler bị nhức
Để khỏi phải bận tâm về vấn đề tiêm filler bị nhức có sao không, tốt nhất chị em nên ngăn ngừa tối đa nguy cơ đau nhức khó chịu hậu thẩm mỹ.
Dưới đây là một số nguyên tắc phòng tránh biến chứng có thể xảy ra khi tiêm filler:
– Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, đảm bảo chất lượng cả về đội ngũ nhân sự, máy móc, trang thiết bị, dung cụ đến chất làm đầy để đảm bảo mức độ an toàn tuyệt đối.
– Tìm hiểu kỹ càng về nguồn gốc xuất xứ, chủng loại, thành phần, thương hiệu filler trước khi tiêm vào cơ thể.
– Không trang điểm, sử dụng các sản phẩm có độ tẩy rửa mạnh, không xông hơi, massage đến khi da hồi phục hoàn toàn.
– Vệ sinh vết tiêm bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
– Hạn chế tạo áp lực mạnh lên vùng da mới tiêm filler.
– Sau khi tiêm filler chị em cần hạn chế những thực phẩm có thể gây nguy cơ đau nhức, mưng mủ và bầm tím như: đồ nếp, thịt bò, rau muống, trứng, hải sản,.. Các loại trái cây, rau xanh giàu vitamin sẽ giúp làn da phục hồi nhanh chóng.
– Kiêng xông hơi, massage và trang điểm sau tiêm filler cho đến khi khuôn mặt đã bình phục hoàn toàn.
– Thời gian kiêng cữ tùy thuộc vào cơ địa và tốc độ phục hồi của từng người. Tuy nhiên, thời gian được bác sĩ khuyên nên kiêng cữ ít nhất 2 tuần.
– Trong trường hợp dùng bất cứ thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh nào chị em cũng cần tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trên đây là các thông tin hữu ích giúp chị em bớt đi phần nào lo lắng “Tiêm filler bị nhức có sao không?” Nhìn chung, đây không phải biến chứng nguy hiểm, song nếu kéo dài nhiều ngày không có dấu hiệu thuyên giảm thì phái đẹp phải khắc phục kịp thời và đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC
Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.