Nếu bỏ ra cả đống tiền để mua son dưỡng môi mà đôi môi vẫn thâm, khô và nứt nẻ thì rất có thể do bạn đã bỏ qua công đoạn tẩy tế bào chết cho đôi môi. Vậy tẩy da chết môi có tác dụng gì? Có thể tẩy da chết ở môi tại nhà hay không? Cùng Johnson Clinic tìm hiểu ngay 7 cách tẩy tế bào chết môi tại nhà trong bài viết dưới đây.
Vì sao bạn cần tẩy tế bào chết ở môi?
Đôi môi dễ bị khô nứt, thâm và bong tróc nhưng thường ít được quan tâm chăm sóc. Lớp da bảo vệ môi chịu tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài. Lượng da chết bong tróc trên môi xuất hiện nhiều hơn dẫn đến nếp nhăn, giảm độ dày. Đi kèm với đó là khả năng tự giữ ẩm của đôi môi cũng yếu dần.
Do đó, tẩy da chết cho môi là điều thực sự cần thiết. Điều này giúp loại bỏ các tế bào sừng hóa, già cỗi để da mềm mịn, dễ thẩm thấu các dưỡng chất trong quá trình chăm sóc và makeup môi.
- Loại bỏ các lớp da chết, nuôi dưỡng làn da môi nứt nẻ và đẩy các tinh chất từ son dưỡng cũng như mặt nạ dưỡng vào môi, môi lên màu đẹp hơn.
- Duy trì làn da môi đàn hồi, khỏe mạnh, xóa mờ tình trạng thâm xỉn.
- Dưỡng ẩm, cải thiện đôi môi khô ráp trong thời tiết khô hanh.
Những ai nên tẩy tế bào chết môi?
Tẩy tế bào chết cho môi là điều mà bất cứ ai cũng nên làm thường xuyên, đều đặn. Đặc biệt vào những mùa hanh khô, lớp da chết trên môi nhiều hơn thì bạn càng cần phải chú ý đến việc tẩy tế bào chết môi.
Tuy nhiên nếu đôi môi đang bị nứt nẻ, chảy máu hoặc xuất hiện mụn trứng cá thì bạn không nên tẩy tế bào chết cho môi.
Tẩy tế bào chết môi tại nhà mấy lần 1 tuần thì hiệu quả?
Tẩy tế bào chết cho môi không hề phức tạp mà có thể áp dụng tại nhà từ những nguyên liệu tự nhiên. Chỉ cần thực hiện tẩy da chết cho đôi môi 2-3 lần/tuần sẽ thu được hiệu quả bất ngờ.
7 cách làm tẩy tế bào chết môi tại nhà
Chỉ với các nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm, bạn có tẩy da chết cho đôi môi cực an toàn và hiệu quả bằng 7 cách đơn giản dưới đây.
1. Thoa kem đánh răng
Kem đánh răng chứa nhiều flour, canxi, ancol,… không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn mà còn tẩy tế bào da chết trên môi rất hiệu quả.
Tẩy tế bào chết cho môi tại nhà bằng tuýp kem đánh răng chỉ đơn giản như sau:
- Tẩy trang môi để loại bỏ bụi bẩn cũng như lớp son còn bám lại.
- Thoa kem đánh răng lên hai môi, chà sát nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng trong 5 phút.
- Rửa sạch lớp kem đánh răng bằng nước ấm.
Tẩy tế bào chết môi tại nhà bằng kem đánh răng
2. Tẩy tế bào chết môi bằng hỗn hợp chanh, đường và mật ong
Mật ong giàu dưỡng chất là thành phần không thể thiếu trong quá trình dưỡng da. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tẩy da chết cho môi bằng cách kết hợp mật ong với chanh và đường.
Mật ong sở hữu tính kháng khuẩn và làm mềm, kết hợp với tính axit của chanh tạo nên hoạt chất tẩy làm sạch, các hạt đường loại bỏ toàn bộ da môi bong tróc, dư thừa.
Với công thức tẩy tế bào chết môi này, bạn thực hiện như sau:
- Hòa quyện 1 thìa mật ong nguyên chất với 1 thìa đường và 1 thìa nước cốt chanh.
- Thoa và ủ trên môi trong 5 phút, dùng tay hoặc bàn chải đánh răng chà xát nhẹ nhàng.
- Sau khi rửa sạch môi, bạn sẽ thấy làn da môi mềm mịn và hồng hào hơn trông thấy.
Tẩy tế bào chết môi tại nhà bằng chanh, mật ong và đường
3. Tẩy lớp da chết trên môi với mật ong và yến mạch
Mật ong và yến mạch là combo dưỡng ẩm và chăm sóc đôi môi mà chị em nào cũng nên thử. Hai nguyên liệu này mang đến cho môi bạn nhiều tinh chất dưỡng ẩm có thể thẩm thấu sâu cho đôi môi hồng hào, căng mọng.
Để loại bỏ tế bào da chết cho đôi môi với cách này, bạn chỉ cần lấy 1 thìa bột yến mạch xay nhuyễn trộn cùng 1 thìa mật ong. Sau khi thoa lên môi 5 phút thì bạn rửa môi sạch với nước ấm.
Tẩy tế bào chết môi tại nhà với mật ong và yến mạch
4. Tẩy da chết môi tại nhà bằng bã cà phê và dầu oliu
Bã cà phê thường được tận dụng để tẩy da chết cho môi nhờ hàm lượng caffeine giúp trẻ hóa đôi môi, để lại đôi môi quyến rũ, tươi tắn.
- Trộn đều 1 muỗng bã cà phê xay mịn cùng 1 thìa dầu oliu.
- Nhẹ nhàng thoa lên môi và ủ khoảng 5 phút, kết hợp massage môi theo chuyển động tròn.
- Rửa sạch môi và thoa son dưỡng.
Tẩy tế bào chết môi tại nhà bằng bã cà phê và dầu ô liu
5. Tẩy da chết môi với hỗn hợp chanh, muối, mật ong
Mật ong còn có thể kết hợp với chanh và muối hạt để tạo nên hỗn hợp chăm sóc da môi giàu vitamin và khoáng chất. Thoa mặt nạ mật ong, muối sạch và nước cốt chanh cho môi không chỉ giúp cấp ẩm mà còn bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho đôi môi tươi tắn.
- Lấy 1 thìa nước cốt chanh, mật ong và muối, trộn đều.
- Thoa và xoa hỗn hợp vừa trộn lên đôi môi vài phút, sau đó rửa môi sạch với nước ấm.
Tẩy tế bào chết môi tại nhà bằng mật ong, chanh và đường
6. Công thức tẩy tế bào chết môi bằng mật ong, dầu dừa và đường nâu
Dầu dừa chiếm được sự ưu ái của các tín đồ làm đẹp nhờ khả năng dưỡng ẩm và cải thiện tình trạng da khô ráp, nứt nẻ. Đường nâu sở hữu khả năng kháng khuẩn và lấy sạch lớp da chết ở môi.
Vì vậy, hỗn hợp tẩy da chết môi từ mật ong, dầu dừa và đường nâu sẽ mang lại cho bạn đôi môi mềm mịn, kiên cường trước mọi thay đổi của thời tiết.
Để sở hữu đôi môi căng mọng từ 3 nguyên liệu trên, bạn trộn đều nửa thìa đường nâu, 1 thìa dầu dừa với 1 thìa mật ong. Sau đó, bạn thoa hỗn hợp lên môi và tiếp tục massage tròn đều. Cuối cùng, bạn rửa sạch môi bằng nước ấm để môi được giữ ẩm và đều màu.
Tẩy tế bào chết bằng môi tại nhà bằng mật ong, dầu dừa và đường nâu
7. Tẩy tế bào chết môi bằng vaseline và đường
Vaseline nổi tiếng với khả năng dưỡng ẩm kết hợp với khả năng làm sạch da chết từ đường giúp dưỡng ẩm và nuôi dưỡng da môi căng mịn, hồng hào.
- Đánh mịn nửa thìa cà phê đường và nửa thìa vaseline đến khi nhuyễn lại.
- Tiếp đó, thoa hỗn hợp đường và vaseline lên môi và lưu lại trong 5 phút.
- Massage nhẹ nhàng theo viền môi để lớp da chết bong dần ra rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
Tẩy tế bào chết môi bằng vaseline và đường
Một số lưu ý cần biết khi tẩy tế bào chết môi tại nhà
Tẩy tế bào chết môi tốn rất ít thời gian nhưng lại khiến đôi môi thay đổi bất ngờ sau khi thực hiện, khiến tổng thể khuôn mặt trở nên xinh xắn, tươi trẻ. Tuy nhiên, khi tẩy da chết cho đôi môi của mình, bạn cần note lại một số chú ý sau:
- Không tẩy da chết khi môi đang nứt nẻ, chảy máu hoặc bị viêm da.
- Tẩy tế bào chết cho môi tối đa 2 lần/tuần để tránh trường hợp môi mỏng, các lớp da yếu ớt, dễ nứt nẻ.
- Bổ sung son dưỡng cho môi sau khi tẩy da chết để môi luôn ẩm mịn, căng bóng.
- Đeo khẩu trang thường xuyên để bảo vệ da môi trước khói bụi, ánh nắng cũng như sự thay đổi bất ngờ của thời tiết.
- Có thể kết hợp nhiều phương pháp tẩy da chết cho môi để test sự phù hợp.
Hãy chú ý và chăm sóc đôi môi của mình ngay từ thói quen tẩy da chết môi tại nhà đều đặn để đôi môi luôn quyến rũ, hồng hào. Một đôi môi xinh không chỉ khiến nụ cười tỏa sáng mà còn khiến gương mặt trở nên rạng rỡ, tươi trẻ.
LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC
Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.