Cấy môi sinh học là phương pháp hiện đại và an toàn giúp cải thiện các khuyết điểm của đôi môi được nhiều chị em yêu thích. Tuy sở hữu nhiều ưu điểm không thể phủ nhận nhưng cấy môi sinh học vẫn tồn tại nhiều hiểm họa khôn lường. Cùng tìm hiểu tác hại của cấy môi sinh học cùng Viện thẩm mỹ quốc tế Johnson Clinic để có cái nhìn khách quan hơn về công nghệ làm đẹp hot hit này nhé.
Cấy môi sinh học là gì?
Cấy môi sinh học là gì?
Nếu như trước kia, phun môi được xem là đỉnh cao trong thẩm mỹ môi thì qua thời gian, cấy môi sinh học đã soán ngôi và trở thành công nghệ hiện đại và an toàn nhất hiện nay. Vậy cấy môi sinh học là gì? Phương pháp này có ưu điểm vượt trội hiệu quả nào?
Cấy môi sinh học là kỹ thuật đưa mực xuống tầng thượng bì của môi bằng đầu kim siêu nhỏ. Sau khi cấy, mực sẽ rải đều và giúp môi hồng hào tự nhiên đúng với ý muốn của khách hàng. Trong quá trình cấy môi sinh học, chuyên gia sẽ kết hợp phủ bóng collagen và tiêm thêm tế bào gốc để đôi môi quyến rũ và bền màu hơn.
Quá trình phun môi sinh học thường kéo dài trong 40-60 phút. Đầu kim nano chỉ lướt trên bề mặt môi nên gần như không gây ra tổn thương, chảy máu hay đau rát. Vì thế, cấy môi sinh học là phương pháp hiện đại số 1, không xâm lấn được nhiều khách hàng lựa chọn.
So sánh cấy môi sinh học và phun môi
So sánh cấy môi sinh học và phun môi
Về cơ bản, cả phun môi và cấy môi sinh học đều giúp đôi môi trở nên tươi tắn, hồng hào và xinh đẹp hơn. Nhiều chị em phân vân khi đưa ra lựa chọn nên phun môi hay cấy môi sinh học nhằm tối ưu chi phí cũng như an toàn và lên màu đẹp. Cùng tìm hiểu thông tin dưới đây để nắm rõ điểm khác nhau giữa hai phương pháp này để lựa chọn sao cho phù hợp.
Kỹ thuật thực hiện
Cả hai kỹ thuật cấy môi và phun môi thẩm mỹ đểu sử dụng đầu kim nano siêu nhỏ. Tuy nhiên, độ sâu của mực được đưa xuống lớp biểu bì lại có sự chênh lệch một chút:
- Phun xăm truyền thống đưa mực xăm vào bên trong lớp biểu bì ở độ sâu khoảng 0,3mm. Sau khi phun, môi sẽ hơi sưng nhẹ và cần có thời gian để hồi phục.
- Cấy môi sinh học chỉ lướt nhẹ đầu kim trên bờ môi nên không gây ra bất cứ tổn thương hay sưng tấy, phồng rộp nào cả. Sau khi thực hiện, khách hàng có thể ăn uống và sinh hoạt như bình thường.
Độ bền của son môi
Theo chuyên gia, phun môi có thể giữ màu khoảng đến 5 năm, trong khi cấy môi có thể kéo dài tuổi thọ của màu mực lâu hơn khoảng 1-2 năm nữa. Độ bền của màu môi sẽ phụ thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc từng khách hàng.
Do vậy, tùy vào nhu cầu thẩm mỹ mà bạn có thể lựa chọn nên phun môi hay cấy môi sinh học. Nếu ưa thay đổi màu son thời thượng liên tục, bắt trend theo xu thế thì phun xăm là lựa chọn phù hợp hơn. Ngược lại, nếu muốn tiết kiệm thời gian cũng như chi phí làm đẹp thì cấy môi sinh học là phương án tốt nhất.
Thời gian hồi phục
Nếu như cấy môi sinh học chỉ mất khoảng 3-5 ngày để môi bong tróc và lên màu thì phun môi lại phải đợi đến 7 ngày, có thể lâu hơn thì môi mới bắt đầu hồi phục.
Thời gian lành thương dài hay ngắn sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng người và tay nghề thực hiện của bác sĩ chuyên khoa. Nếu thợ xăm có kinh nghiệm thì mức độ tổn thương sẽ ít hơn. Môi vì thế cũng sẽ hồi phục nhanh chóng hơn.
Chi phí dịch vụ
Giá cấy môi sinh học là bao nhiêu – Khách hàng sẽ phải bỏ ra một khoản tiền lớn hơn khi cấy môi sinh học, dao động khoảng 1-3 triệu đồng. Ở các địa chỉ thẩm mỹ uy tín, phí dịch vụ có thể lên đến 3-5 triệu đồng. Đổi lại, độ bền màu mực, mức độ tổn thương và hiệu quả thẩm mỹ cũng vượt trội hơn hẳn so với phun xăm truyền thống.
Cấy môi sinh học có an toàn không?
Cấy môi sinh học có nguy hiểm không? Cấy môi sinh học có an toàn không?
Như vậy có thể thấy, cấy môi sinh học là phương pháp khá an toàn, không gây ra những tổn thương cho đôi môi, đồng thời lại rút ngắn thời gian hồi phục đi đáng kể. Hơn nữa, màu môi cũng đẹp trong thời gian dài, giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí.
Tuy nhiên, vì cấy môi sinh học là phương pháp tác động trực tiếp vào cơ thể nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ tổn thương, viêm nhiễm hoặc mực xăm không đều. Đó là lý do tại sao nhiều khách hàng cảm thấy phân vân khi tìm hiểu tác hại của cấy môi sinh học.
Tác hại của cấy môi sinh học là gì?
Nếu lựa chọn nhầm cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng, bác sĩ thiếu kinh nghiệm, khách hàng có thể phải gánh chịu một trong những tác hại của cấy môi sinh học nguy hiểm như sau:
- Mực xăm không chuẩn: Sử dụng mực cấy không rõ nguồn gốc xuất xứ, pha chế thủ công kém chất lượng, chứa nồng độ kim loại cao sẽ gây loang lổ màu mực. Nghiêm trọng hơn, môi có thể kích ứng và viêm nhiễm nghiêm trọng.
- Đau đớn, lệch môi: Các bác sĩ mới vào nghề có thể làm hỏng môi, mực lên không đều, viền môi mờ nhạt, lệch môi hoặc gây đau đớn trong quá trình thực hiện.
- Lây nhiễm bệnh nguy hiểm: Đây là tác hại của cấy môi sinh học rất nguy hiểm nếu như các dụng cụ cấy môi nếu không được sát khuẩn cẩn thận sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro với sức khỏe. Không ít trường hợp sau khi cấy môi sinh học đã mắc phải các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV, giang mai…
Xem thêm:
Những lưu ý sau khi cấy môi sinh học cần biết
Bạn sẽ không phải lo lắng về tác hại của cấy môi sinh học nếu biết trước những lưu ý quan trọng dưới đây:
Vệ sinh môi đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ
Các tác hại của cấy môi sinh học sẽ giảm xuống mức thấp nhất nếu bạn chăm sóc môi đúng cách sau khi thực hiện. Quan trọng nhất là không được để môi dính phải nước trong 48 giờ đầu tiên. Để vệ sinh môi, bạn chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý và bông gòn lau môi nhẹ nhàng mỗi ngày 2 lần. Nước muối sẽ tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nhiễm, giảm nguy cơ nhiễm trùng và giúp màu lên chuẩn đẹp hơn.
Bảo vệ môi kỹ càng trước khi ra ngoài
Sau khi phun xăm, hãy đeo khẩu trang bảo vệ môi cẩn thận trước các tác nhân gây hại như ô nhiễm, khói bụi, tia UV trong ánh sáng mặt trời. Môi sau khi phun xăm hoặc cấy màu đều dễ bị tổn thương do các yếu tố như khói bụi, tia UV… Tốt hơn hết, bạn hãy sử dụng khẩu trang y tế mềm, mỏng, thoáng thay vì khẩu trang vải thông thường.
Ngoài ra, đừng quên thoa son dưỡng môi đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để môi không bị bong tróc, nứt nẻ.
Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cho đôi môi
Điều cuối cùng nhưng cũng quan trọng không kém để tránh các tác hại của cấy môi sinh học là bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho đôi môi. Bạn không cần ăn đủ các nhóm chất, chỉ cần đảm bảo nạp đủ các dưỡng chất có lợi cho quá trình lành thương và lên màu như cam, dứa, bưởi, cà rốt,… giàu vitamin A. B
ên cạnh đó, hãy tránh xa các loại thực phẩm có thể gây kích ứng, thâm môi, ngứa ngáy như đồ nếp, thịt bò, thịt gà, trứng, rau muống, đồ cay nóng, hải sản… để môi nhanh lên màu đẹp như ý.
Để giảm thiểu tối đa các tác hại của cấy môi sinh học kể trên, bạn phải tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín để được tư vấn và thực hiện đúng kỹ thuật. Quan trọng hơn cả là hãy chăm sóc môi cẩn thận sau khi cấy môi, đừng để phải ân hận trước khi quá muộn.
LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC
Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.