Rụng tóc có nên uống sắt không và bổ sung sao cho hiệu quả là câu hỏi chung của những người tóc rụng nhiều hơn 50-100 sợi/ngày. Theo các chuyên gia, uống sắt là điều cần thiết giúp ngăn ngừa và điều trị chứng rụng tóc tạm thời do thiếu máu, đặc biệt là phụ nữ mang thai, sau sinh và trong chu kỳ kinh nguyệt. Thiếu máu khiến chân tóc sẽ suy yếu và dễ bị tổn thương, mất đi độ bóng tự nhiên, rụng nhiều, bạc sớm.
Rụng tóc có nên uống sắt không?
Theo các bác sĩ da liễu tại Johnson Clinic, rụng tóc nên uống sắt vì nguyên tố này có liên quan trực tiếp đến chứng rụng tóc tạm thời (telogen effluvium).
Nghiên cứu của Shersten Killip vào năm 2007 đã chứng minh, rụng tóc do thiếu máu chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ. Tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ da trắng là 12%, 20% phụ nữ da đen và người Mỹ gốc Mexico; trong khi chỉ con số này ở nam giới trưởng thành chỉ khoảng 2%.
Trên thực tế, nữ giới là đối tượng có nguy cơ thiếu máu cao hơn nhiều hơn nam giới do mang thai, sinh nở và kinh nguyệt. Lượng sắt dự trữ trong cơ thể phụ nữ cũng ít hơn rất nhiều so với nam giới. Kết quả nghiên cứu do Claire Deloche thực hiện về mối liên quan giữa lượng sắt dự trữ và nguy cơ gây rụng tóc cho thấy, 59% trường hợp phụ nữ bị rụng tóc quá nhiều là do lượng sắt dự trữ thấp.
Sắt là khoáng chất thiết yếu và chiếm tỷ lệ lớn trong máu, tham gia vào quá trình tổng hợp và vận chuyển hemoglobin. Hemoglobin là thành phần chính của hồng cầu, có tác dụng tiếp nhận oxy trong máu và myoglobin tồn tại trong các cơ, đồng thời là bộ máy tạo năng lượng cho các tế bào trong cơ thể
Khi cơ thể thiếu sắt, nặng hơn là thiếu máu, não sẽ ưu tiên toàn bộ năng lượng cho các cơ quan trọng yếu khác trong cơ thể như tim, gan, thận. Hoạt động chuyển hóa ở các mô ngoại vi, bao gồm tóc, móng và da suy giảm đột ngột do bị cắt giảm oxy và dưỡng chất, không đủ để duy trì tốc độ phát triển bình thường. Chân tóc sẽ suy yếu và dễ bị tổn thương. Nồng độ sắt trong máu sụt giảm kéo theo nguồn cung cấp dưỡng chất nuôi mái tóc kém đi. Chân tóc không đủ chất sẽ bị khô xơ, mất đi độ bóng tự nhiên, rụng nhiều, bạc sớm.
Ngoài ra, sắt còn là thành tố chính cấu tạo nên Enzyme Ribonucleotide Reductase giúp các tế bào ở nang tóc phát triển. Thiếu sắt khiến enzyme ribonucleotide reductase bị suy giảm làm tóc gãy rụng.
Do vậy, nếu băn khoăn rụng tóc có nên bổ sung sắt không thì chắc chắn là CÓ. Một trong những biện pháp giảm rụng tóc hiệu quả là tăng cường các thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn cũng như uống thêm các loại thuốc sắt do bác sĩ da liễu chỉ định.
Rụng tóc uống sắt có hiệu quả không?
Uống sắt có giảm rụng tóc không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây rụng tóc có phải do thiếu máu hay thiếu sắt hay không. Bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm máu để đo lường nồng độ hemoglobin (huyết cầu tố) trong máu. Khi mức độ hemoglobin thấp hơn trung bình, cụ thể là dưới 4 triệu ở phụ nữ và 4,5 triệu ở nam giới chứng tỏ cơ thể thiếu máu. Trong trường hợp này, rụng tóc uống sắt mới có hiệu quả.
Trả lời thắc mắc “Uống sắt có giúp mọc tóc không?” của nhiều chị em, các bác sĩ da liễu tại Johnson Clinic khẳng định, bổ sung sắt cho cơ thể là liệu pháp trị rụng tóc hiệu quả đặc biệt với phụ nữ sau sinh hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt bị mất máu nhiều. Sắt tham gia vào trong quá trình tổng hợp và chuyển hóa máu của cơ thể. Thiếu máu sau khi chuyển dạ hoặc trong những ngày “đèn đỏ” sẽ khiến tóc rụng đột ngột.
Tuy nhiên, uống sắt có đỡ rụng tóc không, liều lượng cụ thể ra sao sẽ do bác sĩ da liễu chỉ định. Bệnh nhân rụng tóc nhưng không thiếu sắt tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc sắt để tránh nguy cơ độc sắt sắt, kéo theo hệ lụy nghiêm trọng với hệ thần kinh, nội tiết và da niêm.
Do vậy, lời khuyên cho những người rụng tóc do thừa sắt là tham khảo bác sĩ da liễu về việc rụng tóc nên uống sắt hay kẽm. Thừa sắt thường đi đôi với thiếu kẽm – một trong những nguyên nhân gây rụng tóc.
Khi nào nên uống sắt trị rụng tóc?
Theo các bác sĩ da liễu tại Johnson Clinic, chỉ nên bổ sung sắt trị rụng tóc khi bệnh nhân có biểu hiện thiếu sắt như cơ thể xanh xao, nhợt ngạt, thở dồn dập, tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt, tay chân lạnh, mắc bệnh hô hấp, tiêu hóa, suy giảm trí nhớ… Việc xác định chính xác rụng tóc có liên quan đến thiếu máu hay thiếu sắt không phải dựa trên kết quả xét nghiệm nồng độ Hemoglobin.2 trong máu.
Thực phẩm nào giàu sắt tự nhiên dễ hấp thụ?
Dưới đây là danh sách các thực phẩm giàu chất sắt cần bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày:
Trứng (gà, vịt): 100g lòng đỏ trứng gà có chứa đến 7 mg sắt. Đây là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời cho cơ thể, dễ chế biến lại giàu vitamin D, B12, lecithin, choline rất tốt cho sức khỏe.
Gan động vật (bò, lợn, gà, vịt, ngan): Sắt thường được lưu trữ dưới dạng ferritin tại gan, lá lách, tủy xương Trong khoảng 100g gan bò có chứa đến 6,5mg sắt, đáp ứng 36% nhu cầu sắt hằng ngày cơ thể. Gan và nội tạng động vật còn chứa nhiều dưỡng chất như choline, selen.
Thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt nạc heo): Thịt bò được xem là một trong những loại thực phẩm cung cấp sắt tốt nhất. 100gr thịt bò xay chứa 2,7 miligam sắt, đáp ứng 15% nhu cầu sắt của cơ thể.
Hải sản: Các loại hải sản như tôm cua, trai, hàu, sò, ngao, cá thu, cá hồi… được xếp vào danh sách các loại thực phẩm vàng cho những người bị rụng tóc do thiếu sắt. Trong 100g cua đồng có tới 4,7mg sắt; 100g tôm khô có tới 4,6 mg sắt, 100g cua biển có tới 3,8mg sắt… Ngoài ra, hải sản có vỏ còn chứa nhiều vitamin B12, nếu thiếu hụt cũng khiến cho cơ thể mắc bệnh thiếu máu và rụng tóc hàng loạt.
Mộc nhĩ: Hàm lượng sắt trong mộc nhĩ cao gấp 20 lần rau cần, gấp 7 lần thịt lợn. Chính lượng sắt dồi dào mà mộc nhĩ được xem là thực phẩm nên tăng cường bổ sung để dưỡng huyết, ngăn ngừa thiếu máu. Ngoài sắt, mộc nhĩ còn chứa nhiều protein, chất béo, vitamin, polysaccharides, khoáng chất – rất cần thiết cho cơ thể.
Hạt bí: Đây là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào, hương vị thơm ngon khi thưởng thức riêng hoặc có thể ăn kèm món salad và sữa chua. Ước tính 100g hạt bí đỏ có chứa khoảng 2,5 miligam sắt, chiếm 14% nhu cầu sắt của cơ thể trong 1 ngày.
Các loại đậu: Đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ trong mình hàm lượng sắt dồi dào. 100g đậu đen chứa 7,2 mg sắt. Một cốc sữa đậu nành cung cấp 8.8 mg sắt, tương đương 49% RDI. Các loại đỗ cũng rất giàu molypden – một khoáng chất cần thiết cho việc hấp thụ sắt và phát huy chức năng enzym.
Các loại rau xanh đậm: Trong 100g bông cải xanh chứa tới 2,7mg sắt. Ngoài bông cải xanh, rau chân vịt, cần tây, rau ngót, cải xoong còn chứa rất nhiều sắt và vitamin C, giúp cải thiện tình trạng rụng tóc do thiếu máu.
Khoai tây: Trong 100g khoai tây chứa tới 3,2mg sắt. Khoai tây có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như hấp, hầm, luộc…. trong thực đơn ăn uống hàng ngày mà không lo ngán.
Socola đen: Socola đen là món ăn vặt khoái khẩu của giới trẻ nhưng ít ai biết socola còn bổ sung lượng sắt lớn cho cơ thể. 28 gam socola đen chứa khoảng 3,4 gam sắt, tương đương với 19% nhu cầu cần thiết. Hơn nữa, socola đen cung cấp nhiều đồng, magie, prebiotic có lợi cho sức khỏe.
Hy vọng qua bài viết rụng tóc có nên uống sắt, những người rụng tóc đã bỏ túi thêm nhiều kinh nghiệm bổ sung sắt cho chính bản thân và cả gia đình. Ngoài chất sắt từ động vật và thực phẩm hàng ngày, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng để đảm bảo đủ nhu cầu, tránh tình trạng rụng tóc do thiếu máu thiếu sắt.
LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC
Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.