Rạn bụng sau sinh là tình trạng tổn thương trên bề mặt do mẹ bầu tăng và giảm cân quá đột ngột. Những đường rạn da dài và hẹp trên bụng, đùi và ngực là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu sau khi vượt cạn thành công. Vậy rạn bụng sau sinh có chữa được không và nếu có thì nên điều trị như thế nào. Theo chân Viện thẩm mỹ quốc tế Johnson Clinic để tìm hiểu rõ hơn cách phòng ngừa hiện tượng này ngay từ lúc mang thai các mẹ nhé.
Rạn da sau sinh là gì?
Trong quá trình mang thai, mọi bộ phận trên cơ thể mẹ phải tăng dần kích thước để đáp ứng nhu cầu phát triển bình thường của thai nhi, đặc biệt là vùng bụng. Các mô dưới da bị kéo căng đột ngột, không thích nghi kịp với tốc độ phát triển quá nhanh của thai nhi theo từng giai đoạn dẫn đến hiện tượng rạn bụng sau sinh.
Trong đó, bụng là vùng dễ bị rạn và rạn nhiều nhất, tiếp đến là vùng ngực, mông, hông, đùi, cánh tay và bắp chân. Màu sắc vết rạn cũng khác nhau, tùy thuộc vào sắc tố da của mỗi người. Có người bị rạn da màu hồng nhạt, có người nâu đỏ, tím hoặc nâu sẫm.
Ngoài ra, kích thước vết rạn bụng sau sinh to hay nhỏ, ít hay nhiều còn tùy thuộc vào mức tăng cân của mẹ khi mang thai. Bà bầu tăng thêm 10-12kg sẽ có diện tích rạn da ít hơn những mẹ tăng từ 15-20kg hoặc hơn.
Nguyên nhân dẫn đến rạn da sau sinh
Nguyên nhân dẫn đến rạn da sau sinh
Dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân gây ra hiện tượng rạn bụng sau sinh ở mẹ bầu:
Tăng cân quá nhanh
Tăng cân quá nhanh là nguyên nhân chủ yếu gây nên các vết rạn bụng sau quá trình sinh nở. Lúc mang thai, cân nặng và kích thước các bộ phận trên cơ thể mẹ sẽ lớn lên nhanh chóng. Bề mặt da bị co giãn đột ngột, chưa kịp thích nghi với tốc độ phát triển của cơ thể khiến các sợi collagen và elastin dưới da bị đứt gãy. Đó là lý do tại sao các rạn bụng sau sinh hình thành ngày một nhiều.
Tính di truyền
Nếu một thành viên trong gia đình bị rạn da từ nhỏ thì rất có thể mẹ sẽ bị rạn bụng sau sinh. Yếu tố này thuộc về di truyền, cấu trúc da bẩm sinh và rất khó can thiệp. Trên thực tế, nhiều người chưa mang thai đã xuất hiện vết rạn trắng trên da.
Độ tuổi mang thai
Độ tuổi mang thai cũng ảnh hưởng nhiều mức độ rạn bụng sau sinh ở mẹ bầu. Nếu mang thai ở độ tuổi còn quá trẻ, cấu trúc da chưa ổn định thì đến các vết rạn sẽ rất dễ xuất hiện với mật độ dày hơn. Ngược lại, nếu mẹ mang thai khi đã đứng tuổi thì da độ đàn hồi của da cũng yếu đi, từ đó mà các vết rạn còn đi kèm các nếp nhăn nheo kém thẩm mỹ..
Da khô và thiếu dưỡng chất
Những chị em da khô thường có xu hướng dễ bị rạn hơn so với da dầu bởi cấu trúc collagen và elastin vô cùng yếu ớt. Tốc độ lão hoá của da khô cũng vì thế mà diễn ra nhanh hơn, dễ bị rạn hơn. Hơn nữa, nếu mẹ bầu không chú ý chăm sóc dưỡng ẩm cho da vùng bụng, đùi và mông thì rạn bụng sau sinh là điều rất dễ hiểu.
Ít vận động
Nghiên cứu cho thấy, những bà bầu chăm tập thể dục trước và sau khi sinh nở tỷ lệ rạn da thấp hơn nhiều những mẹ bầu ít vận động. Khi cơ thể vận động, máu sẽ lưu thông đều đặn hơn, cơ và da giãn nở liên tục và nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi kích thước cơ thể.
Dấu hiệu của rạn da sau sinh
Dấu hiệu rõ ràng nhất của rạn bụng sau sinh là những đường rãnh màu tím và đỏ chi chít trên bụng. Tình trạng này đi kèm cảm giác ngứa ngáy do da bị khô và căng quá mức. Thậm chí, một số mẹ bầu còn bị rạn da và bong vảy trắng. Đây đều là dấu hiệu chứng tỏ các tế bào da tổn thương đang bị đẩy lên bề mặt, hình thành vảy khô.
Sau khi vượt cạn, các vết rạn bụng sau sinh sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc tím sẫm với mật độ dày đặc.
Rạn da sau sinh có chữa được không?
Tin vui cho các mẹ là hiện tượng rạn bụng sau sinh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu mẹ áp dụng đúng phương pháp và chữa rạn từ sớm.
Một lưu ý quan trọng là hãy chữa các vết rạn ngay khi vết rạn mới xuất hiện, khi vết rạn có màu hồng hay đỏ nhạt. Sau khi sinh em bé khoảng 3 – 4 tháng, mẹ có thể tham khảo liệu pháp chữa rạn da bằng tia laser để trị rạn triệt để mà không sợ ảnh hưởng đến bé yêu.
Cách trị rạn da sau sinh
Cách chữa rạn da sau sinh tại nhà
Dưới đây là một số phương pháp chữa rạn bụng sau sinh đơn giản và hiệu quả tại nhà mà các mẹ có thể áp dụng để làm mờ các vết rạn da:
Dầu oliu
Dầu ô liu là trợ thủ đắc lực cho mẹ bầu trong quá trình chữa rạn da an toàn và hiệu quả. Trong dầu ô liu chứa nhiều vitamin giúp dưỡng ẩm, tẩy sạch da chết, kích thích tái tạo da mới, cải thiện tuần hoàn máu để hỗ trợ làm mờ các vết rạn da.
Với nguyên liệu này, mẹ chỉ cần thoa dầu oliu lên vùng bụng bị rạn khoảng 5-10 phút. Sau đó, lăn một chai nước ấm trên da thêm 30 phút rồi rửa lại bằng nước. Hơi nóng từ chai nước khiến lỗ chân lông giãn nở cho dầu ô liu phát huy tối đa công dụng dưỡng da.
Mẹ kiên trì áp dụng phương pháp trị rạn bụng sau sinh với dầu oliu khoảng 1 tháng để sớm thấy hiệu quả rõ rệt nhất.
Rượu gừng nghệ
Làm đẹp da sau sinh bằng rượu gừng nghệ không còn là phương pháp xa lạ với các sản phụ. Rượu gừng nghệ ngoài tác dụng giảm cân còn giúp đánh tan mỡ thừa và đánh bay vết rạn da cực kỳ hiệu quả.
Trước khi sinh khoảng 3 tháng, mẹ ngâm 1kg gừng cùng 1kg nghệ nguyên vỏ, giã nhuyễn trong 5 lít rượu, ủ trong bình sứ hoặc bình thủy tinh và bảo quản nơi thoáng mát. Nếu có điều kiện, mẹ nên hạ thổ rượu gừng nghệ và lấy lên dùng sau khi sinh xong.
Mỗi ngày chỉ cần thoa rượu gừng nghệ kết hợp massage 2 – 3 lần là da sẽ trắng hồng mịn màng và tiêu mỡ cực tốt.
Nha đam (lô hội)
Nha đam bấy lâu nay vẫn được đánh giá cao bởi khả năng làm đẹp da, dưỡng ẩm, làm dịu da và đặc biệt là chữa rạn bụng sau sinh. Không cần cầu kỳ, mẹ chỉ việc bôi trực tiếp gel nha đam nguyên chất lên vùng da rạn khoảng 15 phút mỗi ngày và làm sạch với nước ấm là xong
Ngoài ra, mẹ có thể trộn vitamin A hoặc vitamin E với gel nha đam rồi bôi lên da cũng giúp xóa mờ rạn da nhanh chóng, an toàn.
Cách phòng ngừa rạn da sau sinh
Tuy rất khó tránh được tình trạng rạn bụng sau sinh nhưng bạn có thể hoàn toàn hạn chế được mức độ nghiêm trọng của hiện tượng này bằng một số cách sau:
- Dưỡng ẩm cho da: Đừng để da khô và ngứa rát vì điều này làm tăng nguy cơ xuất hiện các vết rạn da. Các mẹ có thể thoa kem dưỡng hoặc tận dụng chính các nguyên liệu thiên nhiên có khả năng dưỡng ẩm, ngậm nước để thoa lên vùng bụng ngay trong thai kỳ.
- Nuôi dưỡng da khỏe mạnh từ sâu bên trong: Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E để da dẻ khỏe mạnh, săn chắc và độ đàn hồi hơn. Khi da khỏe, tự khắc các vết rạn sẽ mờ hơn và dễ điều trị trong thời gian ngắn.
- Kiểm soát cân nặng: Cách tốt nhất để phòng ngừa rạn bụng sau sinh là kiểm soát tốt cân nặng của mẹ, tập trung điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, đủ chất nhưng không thừa chất để vóc dáng mẹ luôn cân đối.
Thuốc trị rạn da sau sinh
Cách trị rạn bụng sau sinh hiệu quả
Ngoài các cách trị rạn da thiên nhiên, trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại thuốc bôi có tác dụng trị rạn bụng sau sinh. Tuy nhiên, mẹ cần tìm hiểu kỹ càng thành phần, nhà sản xuất và đơn vị phân phối, kết hợp tham vấn bác sĩ để tìm được sản phẩm chính hãng, an toàn và phù hợp với làn da.
Một số loại thuốc trị rạn da sau sinh phổ biến có thể kể đến như:
- Tretinoin giúp kích thích tăng trưởng tế bào da non, ngăn ngừa lão hóa, xóa mờ nếp nhăn và điều trị rạn bụng hiệu quả.
- Trofolastin chứa chiết xuất Centella asiatica có đặc tính chống oxy hóa rất tốt, thúc đẩy collagen sản sinh.
- Gel silicon đẩy nhanh quá trình sản xuất collagen, ức chế hắc sắc tố melanin hình thành để vết rạn bụng sau sinh nhanh chóng đều màu trở lại.
Tuy nhiên, việc dùng các loại thuốc bôi trị rạn cần tuân thủ đúng loại, liều lượng và tần suất do bác sĩ chỉ định. Nếu trong quá trình sử dụng, cơ thể mẹ bầu gặp các phản ứng bất thường thì nên dùng ngay và đến thăm khám các bác sĩ để có hướng khắc phục kịp thời.
Bài viết trên là toàn bộ những chia sẻ hữu ích liên quan đến tình trạng rạn bụng sau sinh cùng một số cách điều trị và phòng ngừa rạn da hiệu quả. Hi vọng các mẹ sẽ sớm lấy lại vùng bụng trắng nõn, hồng hào như thời con gái để thêm tự tin về vẻ bề ngoài của mình.
LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC
Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.