Ra mồ hôi tay chân khi ngồi điều hòa là bệnh gì? Cách khắc phục

Tay chân đổ mồ hôi ngay cả trong thời tiết mát mẻ, khô ráo là nỗi ám ảnh chung của dân văn phòng. Bệnh xuất phát từ nguyên nhân khác nhau và để lại nhiều hệ quả nguy hiểm đến sức khỏe. Trong bài viết này, cùng Viện thẩm mỹ quốc tế Johnson Clinic tìm hiểu các vấn đề xoay quanh chứng ra mồ hôi tay chân khi ngồi điều hòa và cách khắc phục hiệu quả. 

Nguyên nhân gây ra mồ hôi tay chân khi ngồi điều hòa

Ở người bình thường, cơ thể chỉ tiết mồ hôi khi hoạt động, tập luyện cường độ cao hoặc thời tiết quá oi nóng. Tuy nhiên, nhiều người gặp tình trạng ra mồ hôi tay chân khi ngồi điều hòa, gây ra nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt và làm việc.

Mồ hôi chân, tay nhớp nháp khi ngồi điều hòa xuất phát từ 2 nguyên nhân chính sau đây:

Tăng tiết mồ hôi tiền phát

Các chuyên gia cho biết, hầu hết các bệnh nhân tiết mồ hôi chân tay là do hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động quá mức hoặc một phần bị ảnh hưởng bởi gen di truyền.

  • Tăng tiết mồ hôi nguyên phát: Đây là tình trạng não bộ gửi nhiều tín hiệu đến các tuyến mồ hôi dù thân nhiệt đang ở mức ổn định. Cơ thể bắt đầu sản xuất mồ hôi qua hệ thần kinh giao cảm, đặc biệt là ở bàn chân, bàn tay và nách.
  • Gen di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị bị ra mồ hôi tay chân mất kiểm soát thì nguy cơ con cháu sinh ra cũng gặp tình trạng tương tự. Nguyên nhân chủ yếu là do đột biến gen gây biến đổi tế bào, dẫn đến hiện tượng rối loạn điều tiết tuyến mồ hôi bên trong cơ thể.

Tăng tiết mồ hôi thứ phát

Ngoài ra, đổ nhiều mồ hôi ở chân tay cũng có liên quan đến một số nguyên khác như:

  • Phụ nữ có thai, tiền mãn kinh do nóng trong, bốc hỏa. 
  • Rối loạn lo âu
  • Tụt huyết áp
  • Béo phì
  • Nghiện rượu
  • Tác dụng phụ từ một số loại thuốc chống trầm cảm, propranolol, bethanechol.

Đổ mồ hôi tay chân khi ở máy lạnh có nguy hiểm không?

đổ mồ hôi tay chân khi ở máy lạnh

Nếu bị ra mồ hôi tay chân khi ngồi điều hòa, bạn đừng quá chủ quan vì nó có liên quan đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó phải kể tới: 

Bệnh về da

Da nhớp nháp, ẩm ướt có thể gây ra một số bệnh lý da liễu như mụn cóc, nhọt sưng, viêm nang lông,… Bệnh tiến triển nặng có thể gây bệnh chàm da khó điều trị dứt điểm.

Nhiễm nấm

Ra mồ hôi tay chân khi ngồi điều hòa kéo theo nguy cơ nhiễm nấm, đặc biệt là dưới lòng bàn chân. Đây là môi trường lý tưởng cho các loại nấm kí sinh và phát triển, nhất là dân văn phòng đi giày kín cả ngày.

Ảnh hưởng cảm xúc

Tâm trạng thay đổi, bực bội, khó chịu… là hậu quả của chứng ra mồ hôi tay chân khi ngồi điều hòa. Người bệnh có thể cảm thấy lo lắng, bất an và ngại giao tiếp hơn với mọi người xung quanh.

Mùi cơ thể

Mồ hôi ra nhiều nhưng lười vệ sinh, ít thay đồ có thể tạo nên mùi cơ thể khó chịu. Những trường hợp thường xuyên ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, rượu bia… cũng khiến mồ hôi ở chân tay trở nên nặng mùi hơn. 

Điều trị tăng tiết mồ hôi như thế nào?

Bệnh ra mồ hôi tay chân khi ngồi điều hòa hoàn toàn có thể điều trị nếu phát hiện kịp thời. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh đổ nhiều mồ hôi tay, chân mà bạn có thể tham khảo áp dụng.

điều trị tăng tiết mồ hôi

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống tuy không thể điều trị dứt điểm chứng tăng tiết mồ hôi nhưng sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và tự tin hơn. 

  • Mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt. Tránh mặc đồ bó sát được làm từ các chất liệu nhân tạo.
  • Mặc quần áo tối màu để tránh lộ mồ hôi thấm ra.
  • Hạn chế tiêu thụ bia rượu, đồ ăn cay nóng…
  • Dán miếng thấm nách vào quần áo để giảm bớt hiện tượng thấm mồ hôi ướt nhẹp.
  • Đi tất thể thao có khả năng hút ẩm và khử mùi. Thay tất ít nhất 2 lần/ngày.
  • Sử dụng giày dép có miếng lót siêu thấm. Tốt nhất nên lựa chọn giày da và thay đổi luân phiên cách ngày.
  • Luôn mang theo giấy ăn, nước rửa tay khô để thấm hút mồ hôi trong những trường hợp cấp bách.

Dùng thuốc bôi tiết chế mồ hôi tại chỗ

Thành phấn chính trong các loại thuốc bôi điều tiết mồ hôi tại chỗ là nhôm clorua. Cơ chế hoạt động của nó là chủ động gây bít tắc các tuyến mồ hôi. Để điều trị bệnh hiệu quả, bạn nên bôi thuốc vào các khu vực thường tiết mồ hôi buổi tối trước khi đi ngủ, để qua đêm rồi rửa sạch vào sáng hôm sau.

Một số tác dụng phụ được ghi nhận sau khi sử dụng loại thuốc này là kích ứng da hoặc ngứa nhẹ ở vị trí bôi.

Cách kiểm soát ra mồ hôi tay khi ngồi điều hòa

Theo các bác sĩ, sử dụng dược liệu là giải pháp tuyệt vời giúp điều tiết tình trạng ra mồ hôi tay chân khi ngồi điều hòa. Làm mát cơ thể bằng các nguyên liệu thiên nhiên cũng giúp ổn định tuyến mồ hôi và ngăn ngừa tình trạng thất thoát nước.

Sử dụng chanh tươi

Nước cốt chanh chứa nhiều acid hữu cơ giúp kháng khuẩn và se khít lỗ chân lông. Nếu chân tay tiết mồ hôi quá nhiều thì bạn có thể áp dụng công thức dưới đây:

Cách thực hiện:

Vắt 1 – 2 quả chanh tươi lấy nước rồi thoa vào lòng bàn tay, bàn chân. Đợi đến khi tay khô hẳn thì bạn rửa tay với nước. Một lưu ý nho nhỏ là chanh có tính axit, tuyệt đối không nên sử dụng khi da đang có vết thương hở.

Ngâm tay trong nước lá lốt

ra mồ hôi tay khi ngồi điều hòa

Đun nước lá lốt để ngâm bàn chân, bàn tay là mẹo dân gian được lưu  truyền qua nhiều đời. Lá lốt chứa tính ấm cùng hàm lượng tinh dầu dồi dào, giúp tăng cường lưu thông khí huyết và giảm đau nhức xương khớp nếu phải vận động thường xuyên.

Cách thực hiện:

Rửa sạch 1 nắm lá lốt tươi, đun sôi cùng 2l nước. Thêm vào đó 1 thìa muối tăng để gia tăng đặc tính sát khuẩn. Tắt bếp, để ấm rồi ngâm bàn chân, bàn tay đến khi nước nguội hẳn. 

Trên đây là toàn bộ nguyên nhân và cách khắc phục chứng ra mồ hôi tay chân khi ngồi điều hòa. hy vọng qua bài viết, bạn sẽ tìm ra cách hiệu quả để điều tiết hoạt động của tuyến mồ hôi, sớm tạm biệt tình trạng ẩm ướt, nhớp nháp khó chịu này.

LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC

Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
(8h-24h)
08.1900.2888
(8h-24h)
Chat Facebook
(8h-24h)