Nổi mụn sau tai: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán

Nổi mụn sau tai không chỉ khiến da sần sùi, xấu xí mà còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe. Trong bài viết này, Viện thẩm mỹ quốc tế Johnson Clinic sẽ chia sẻ chi tiết các dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị tình trạng nổi mụn sau tai, giúp bạn sớm loại bỏ các đốm mụn mất thẩm mỹ gây đau đớn này.

Tình trạng nổi mụn sau tai là gì?

Nổi mụn sau tai là bị gì

Nổi mụn sau tai là bị gì?

Nổi mụn sau tai là một dạng mụn trứng cá nổi lên trên bề mặt da, gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu mỗi khi chạm vào. Thông thường, nổi mụn sau tai do các tuyến bã nhờn gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến vi khuẩn, bụi bẩn và các tế bào chết tích tụ ở khu vực sau tai. Khác với mụn mọc ở các vùng da  khác trên cơ thể, mụn sau tai thường sưng to và mưng mủ bên trong.

Nguyên nhân mọc mụn ở tai đau nhức

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn sau tai, cụ thể như sau:

  • Vệ sinh vùng sau tai chưa đúng: Nếu bỏ quên việc vệ sinh hoặc vệ sinh mặt sau của tai không đúng cách, vi khuẩn sẽ tích tụ và hình thành nên các nốt mụn có kích thước và mức độ sưng đau khác nhau.
  • Xỏ khuyên, bấm khuyên nhưng không chăm sóc cẩn thận: Sau khi xỏ khuyên tai, vùng tai rất nhạy cảm trước các tác động từ môi trường bên ngoài. Do vậy, nếu khâu vệ sinh tai không đảm bảo thì dễ gây mưng mủ và nổi mụn sau tai.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh: Ăn uống vô tội vạ, ngủ nghỉ không điều độ kèm theo việc sử dụng các chất kích thích… là những nguyên nhân khiến nổi mụn sau tai và viêm nhiễm nghiêm trọng. Các độc tố không được đào thải ra khỏi cơ thể còn khiến mụn lâu se miệng và khó lành hơn.
  • Sử dụng sữa tắm, dầu gội gây kích ứng: Vùng da sau tai phải tiếp xúc thường xuyên với dầu gội, dầu xả và sữa tắm. Do vậy, nếu các sản phẩm này có chứa thành phần gây kích ứng, không phù hợp với da thì nổi mụn sau tai rất dễ xảy ra.

Nổi mụn ở mang tai là dấu hiệu của bệnh gì?

Nổi mụn sau tai là dấu hiệu bệnh gì

Nổi mụn sau tai là dấu hiệu bệnh gì?

Nếu bị nổi mụn sau tai nhưng là mụn bọc thì sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nốt mụn sẽ nhanh chóng xẹp xuống và biến mất không để lại dấu vết gì. Tuy nhiên, nếu sau tai nổi mụn mủ thì nốt mụn sẽ bị vỡ ra và lây lan sang các vùng da xung quanh. 

Vì nổi mụn sau tai thường đi kèm cảm giác đau nhức khó chịu nên nó ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi buộc tóc, đeo khẩu trang, đeo kính hoặc đội mũ. Theo các chuyên gia, nếu phát hiện nổi mụn sau tai đi kèm các dấu hiệu dưới đây, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

  • Viêm xương chũm 
  • Nhiễm trùng tai
  • Áp xe 
  • Viêm tai giữa 
  • Viêm hạch bạch huyết
  • U nang bã nhờn 

Có nên nặn mụn sau tai không?

Giống với các loại mụn trứng cá thông thường, bạn không nên tùy tiện nặn các nốt mụn nổi phía sau tai. Đặc biệt là với các nốt mụn mưng mủ, sưng to, đau nhức, việc tự nặn mụn chỉ khiến vết thương bị viêm nhiễm, chai cứng hoặc lây lan sang các vùng da xung quanh.

Do vậy, khi bị nổi mụn sau mặt tai, bạn nên chủ động tìm hiểu kỹ thông tin chuyên khoa và kịp thời thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Đây là hướng điều trị đúng đắn và an toàn nhất giúp bảo vệ sức khỏe.

Cách điều trị mụn tai tại nhà hiệu quả an toàn

Nếu mới bị nổi mụn sau tai, mụn chưa sưng to hoặc không có dấu hiệu đau nhức nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà để nốt mụn xẹp đi và biến mất nhanh chóng.

Cách trị nổi mụn sau tai

Cách trị nổi mụn sau tai

Trị mụn sau tai bằng sữa chua và bột yến mạch

Bột yến mạch chứa nhiều vitamin B, axit folic sắt, kẽm và canxi… giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Thoa hỗn hợp yến mạch sữa chua lên nốt mụn giúp lỗ chân lông thông thoáng, giảm cảm giác sưng đau và trị mụn nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Trộn 2 thìa bột yến mạch với ½ hộp sữa chua không đường.
  • Rửa sạch đôi tai với nước ấm, sau đó thoa mặt nạ bột yến mạch sữa chua lên da.
  • Để yên 10-15 phút rồi rửa sạch tai với nước.

Để khắc phục tình trạng nổi mụn sau tai, bạn nên kiên trì áp dụng 2 -3 lần một tuần vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ.

Điều trị mụn ở tai với tinh dầu tỏi

Trong tinh dầu tỏi chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm và làm dịu các nốt mụn hiệu quả. Sử dụng tỏi để chữa các nốt mụn nổi sau tai vừa giúp làm sạch vi khuẩn, vừa giảm cảm giác đau nhức, sưng viêm.

Cách thực hiện:

  • Tỏi đem bóc vỏ, đập dập hoặc cắt thành lát mỏng.
  • Làm sạch vùng tai nổi mụn
  • Đắp tỏi lên nốt mụn sau tai khoảng 20 phút rồi vệ sinh sạch sẽ.

Giảm mụn vành tai bằng mật ong và lòng trắng trứng

Một công thức có khả năng chữa lành các nốt mụn nổi sau tai có thể bạn chưa biết là mật ong và lòng trắng trứng. Lòng trắng trứng giúp thi nhỏ lỗ chân lông, giúp da săn chắc. Trong khi đó, mật ong lại giúp kháng khuẩn, kháng viêm và làm dịu nốt mụn nhanh chóng. 

Cách thực hiện:

  • Trộn đều 2 thìa mật ong nguyên chất với 1 phần lòng trắng trứng.
  • Thoa hỗn hợp vừa trộn lên vùng tai nổi mụn.
  • Đợi 20 phút rồi làm sạch da với nước.

Cách ngăn ngừa nổi mụn sau tai hiệu quả

Cách ngăn ngừa nổi mụn sau tai

Cách ngăn ngừa nổi mụn sau tai

Để không phải đối mặt với cảm giác đau đớn vì nổi mụn sau tai, bạn nên bỏ túi một số mẹo giúp phòng ngừa mụn hiệu quả như sau:

  • Ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tăng cường tăng cường đề kháng để cơ thể chống lại các tác nhân và vi khuẩn gây bệnh. Hãy ngủ sớm và ngủ đủ giấc, tập thể thao thường xuyên để đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố và giảm mụn từ bên trong.
  • Vệ sinh vùng sau tai sạch sẽ: Tắm rửa, vệ sinh mặt sau của tai thường xuyên giúp hạn chế vi khuẩn và bã nhờn tích tụ. Bạn có thể tẩy da chết cho khu vực này mỗi tuần 1 lần để ngừa mụn tái phát
  • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh có chiết xuất thiên nhiên lành tính, ít hóa chất, ít hương liệu và độ tẩy rửa thấp.
  • Thay ga gối, vệ sinh mũ nón định kỳ: Vùng da sau tai thường xuyên tiếp xúc với chăn, gối, đệm, khẩu trang, gọng kính và các loại mũ bảo hiểm. Do vậy, đẩm bảo vệ sinh cho các vật dụng này cũng là cách phòng chống nổi mụn sau tai bạn cần chú ý.

Nổi mụn sau tai tuy không gây nguy hiểm nhưng gây ra cảm giác sưng đau, khó chịu và có thể báo hiệu một số dấu hiệu tiêu cực về sức khỏe. Hi vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã nắm được các nguyên nhân và cách xử lý mụn sau tai hiệu quả, từ đó đưa ra hướng xử lý đúng đắn khi gặp phải tình trạng tương tự.

Tags :

LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC

Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.

Chat Zalo
(8h-24h)
08.1900.2888
(8h-24h)
Chat Facebook
(8h-24h)