Ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai không là thắc mắc của nhiều chị em sau một thời gian quan hệ tình dục. Thông thường, ngứa nhũ hoa do nhũ hoa khô, cơ thể thiếu nước hoặc dị ứng, nhưng cũng có thể là dấu hiệu mang thai bởi hormone progesterone thay đổi. Trong bài viết này, cùng viện thẩm mỹ quốc tế Johnson Clinic tìm hiểu xem ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai không nhé.
Ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai?
Theo các chuyên gia, hiện tượng ngứa đầu nhũ hoa khả năng cao là dấu hiệu mang thai sớm. Đây là triệu chứng mà hầu hết các thai phụ gặp phải trong tuần thứ 4 hoặc tuần thứ 6 của thai kỳ. Ở giai đoạn này, vùng ngực sẽ rất nhạy cảm, chỉ một cái chạm nhẹ cũng thấy đau. Nhũ hoa cũng bắt đầu ngứa ngáy đến hết tháng thứ 3 mới thuyên giảm.
Tuy nhiên, trên thực tế, ngứa đầu nhũ hoa ũng có thể chỉ là tín hiệu sắp đến kỳ kinh nguyệt hoặc triệu chứng mắc các bệnh xơ nang vú, viêm vú, tiền mãn kinh hoặc ngực bị chấn thương,… Ngoài ra, đầu ngũ hoa ngứa ngáy cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc trợ tim hoặc hạ huyết áp.
Do đó, để chắc chắn xem ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai không, bạn nên mua que thử thai để thử tại nhà. Nếu kết quả là 1 vạch, bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân, thăm khám bác sĩ để tìm ra cách khắc phục kịp thời.
Vì sao khi mang thai bị ngứa đầu nhũ hoa?
Vì sao khi mang thai ngứa đầu nhũ hoa?
Theo các chuyên gia, tình trạng ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai hoàn toàn bình thường do sự thay đổi hormone progesterone trong cơ thể. Điều này kích thích máu truyền đến ngực nhiều hơn, khiến kích thước bầu ngực tăng nhanh và ống dẫn sữa phát triển mạnh mẽ để sản sinh nhiều sữa chuẩn bị cho giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Hệ quả là đầu nhũ hoa bị sưng tấy, ngứa ngáy và khô trong thai kỳ.
Ngoài ra, ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai còn do bệnh chàm da, nổi mề đay gây ra, kéo theo hiện tượng ngứa ngáy ở vùng ngực và nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Nhiều mẹ bầu còn thấy làn da thô ráp, xuất hiện tình trạng mẩn đỏ, nứt nẻ, thậm chí đóng vảy. Nếu không điều trị kịp thời, chúng có thể lây lan sang nhiều bộ phận khác của cơ thể như đùi và mông.
Không những thế, hiện tượng ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai còn có thể do mẹ bầu mặc áo ngực quá chật; thời tiết nóng bức, sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp khiến cơ thể thiếu nước, kích ứng da.
Cách chăm sóc và hạn chế ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai
Cách chăm sóc đầu nhũ hoa khi mang thai
Sau khi chắc chắn ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai không thì điều đầu tiên chị em nên làm là không được gãi ngứa. Thay vào đó, bạn nên tìm cách khắc phục hiện tượng này càng nhanh càng tốt để nhũ hoa không bị trầy xước, tổn thương.
Thoa kem dưỡng ẩm
Dưỡng ẩm cho nhũ hoa vừa làm dịu ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai, vừa cấp ẩm để hạn chế tình trạng ngứa tái phát. Tuy nhiên, mẹ bầu nên lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm chiết xuất thiên nhiên lành tính và dịu nhẹ với làn da như nha đam, vitamin E, dầu oliu để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi. Tuyệt đối không dùng những sản phẩm có chứa cồn hoặc chất tạo mùi bởi tình trạng ngứa rát nhũ hoa có thể nghiêm trọng hơn.
Massage ngực
Massage ngực cũng là cách giảm ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai đơn giản mà mẹ bầu có thể áp dụng. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chút tinh dầu là có thể bắt đầu massage ngực để máu huyết lưu thông và tăng đề kháng của bầu ngực trước hiện tượng ngứa ngáy. Khi massage, các mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng, không bóp mạnh vì cổ tử cung sẽ bị ảnh hưởng, dễ gây sảy thai hoặc đẻ non.
Ngoài các mẹ bầu, chị em sắp đến kỳ kinh cũng có thể massage ngực để giảm đau nhũ hoa.
Làm mát cơ thể
Thay vì dùng tay gãi để thỏa mãn cơn ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai thì mẹ bầu nên chườm mát để làm dịu đi cơn ngứa. Mẹ chỉ cần bọc 1 viên đá vào miếng vải sạch, sau đó chườm nhẹ lên nhũ hoa đang bị ngứa khoảng 10-15 phút/ngày. Ngoài ra, mẹ bầu nên tắm với nước mát khoảng 29.4 – 32.2 độ C trong 5-10 phút để da được làm mát và hạn chế tình trạng thất thoát độ ẩm.
Lựa chọn kích thước áo ngực phù hợp
Ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai không?
Trong thai kỳ, mẹ bầu nên mặc áo ngực có kích thước vừa vặn hoặc rộng rãi một chút, chất liệu mềm mại và thấm mồ hôi. Tránh mặc những chiếc áo lót quá chật, thô cứng vì nhũ hoa sẽ bị chà xát mạnh, dễ bị kích ứng và ngứa ngáy, khô rát.
Uống nhiều nước
Nếu bị ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai, mẹ bầu nên uống nhiều nước, tối thiểu 1.5-2 lít nước/ngày. Ngoài nước lọc, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các loại nước ép trái cây, nước canh, súp để bổ sung vitamin và dưỡng chất cho cơ thể. Không chỉ ngăn ngừa tình trạng ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai, uống đủ nước còn tăng cường thải độc trong cơ thể mà giảm nguy cơ táo bón trong thai kỳ.
Ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai không còn tùy thuộc vào kết quả sau khi thử thai. Hi vọng qua bài viết, mẹ bầu đã hiểu nguyên nhân nhũ hoa bị ngứa trong thai kỳ và nắm được các cách khắc phục tình trạng này. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, hạnh phúc.
LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC
Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.