Hướng dẫn massage cho bà bầu tại nhà đúng cách chi tiết nhất

Chán ăn, ốm nghén, phù nề chân tay, đau mỏi thắt lưng, mất ngủ về đêm là những nỗi khổ mà không ít phụ nữ mang thai gặp phải. Bên cạnh các loại thuốc giảm đau thì liệu pháp massage cho bà bầu đang được nhiều chị em áp dụng để thai kỳ nhẹ nhàng trở nên nhẹ nhàng hơn. Trong bài viết này, viện thẩm mỹ quốc tế Johnson Clinic sẽ chia sẻ một số phương pháp massage cho bà bầu đơn giản và hiệu quả tại nhà để các bố mẹ có thể tham khảo thực hiện.

Tác dụng khi massage cho bà bầu

Đau lưng, mỏi khớp khi mang thai là tình trạng phổ biến do thay đổi cân nặng, trọng tâm cơ thể và rối loạn nội tiết tố… Để ngăn ngừa và làm dịu cơn đau hoành hành vào nửa sau của thai kỳ, nhiều mẹ đã áp dụng các cách massage cho bà bầu ở vùng chân tay, lưng và chân.

Vì sao cần massage cho bà bầu

Khi mang thai, mẹ bầu phải chịu nhiều áp lực cả về thể chất lẫn tinh thần do sự phát triển của thai nhi trong cơ thể. Tùy vào từng giai đoạn mà cảm giác khó chịu sẽ xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:

  • 3 tháng đầu: Mẹ bầu có dấu hiệu ốm nghén, mệt mỏi, chán ăn và suy nhược cơ thể. Tùy từng thể trạng mà mức độ và thời gian ốm nghén và nôn khan sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, cơ thể mẹ bầu vô cùng mệt mỏi và khó chịu.
  • 3 tháng giữa thai kỳ: Thai nhi bắt đầu ổn định. Mẹ bầu không còn bị ốm nghén nữa nhưng trọng lượng cơ thể tăng lên khiến mẹ cảm thấy nặng nề, xương khớp lỏng lẻo.
  • 3 tháng cuối thai kỳ: Thai nhi lớn dần khiến trọng tâm cơ thể thay đổi, cơ thể mẹ bầu có xu hướng ngả về sau nên rất dễ bị đau lưng, mỏi người. Tư thế ngủ gò bó cũng gây ra tình trạng đau cổ, chuột rút và tê chân.

Do đó, việc massage cho bà bầu trong thời gian mang thai là vô cùng cần thiết. Điều này giúp chị em cảm thấy thư giãn hơn và vơi bớt cảm giác nhức mỏi, vất vả trong quá trình chào đón một sinh linh bé bỏng chào đời.

Lợi ích khi thực hiện cách massage cho bà bầu

Massage cho bà bầu tại nhà

Massage cho bà bầu tại nhà

Ngoài ra, massage cho bà bầu còn đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời phải kể đến như:

  • Giúp tăng cường tuần hoàn máu đến các bộ phận trên cơ thể, xua tan tâm lý căng thẳng mệt mỏi, đặc biệt là căng cơ , chuột rút trong những tháng cuối của thai kỳ.
  • Tác động tích cực đến em bé, giúp thai nhi thư thái tận hưởng từng giây phút trong bụng mẹ và giảm áp lực mà cơ thể mẹ dồn lên con yêu. Nhờ vậy mà thai nhi phát triển khỏe mạnh và ổn định hơn.
  • Nghiên cứu còn chỉ ra, việc massage cho bà bầu đúng cách còn là bàn đạp để quá trình vượt cạn của mẹ thành công hơn. Các mẹ sẽ sinh nở dễ dàng, “mẹ tròn con vuông” và giảm đau sau sinh hiệu quả.

Như vậy có thể thấy, liệu pháp massage cho bà bầu là cực kỳ hữu ích và hợp lý. Tuy nhiên, những lợi ích trên chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi mẹ bầu thực hiện đúng theo hướng dẫn.

Cách massage bụng cho bà bầu đúng cách

Cách massage bụng cho bà bầu

Cách massage bụng cho bà bầu

Bụng bầu là bộ phận cần được ưu tiên khi massage cho bà bầu. Tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ mà cách massage cũng có sự thay đổi, cụ thể như sau

Cách massage bụng bầu từ sau 4-5 tháng

Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ nên massage bụng bầu khi thai nhi được 4-5 tháng. Ở giai đoạn này, cách massage cho mẹ bầu phải thật nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Điều này giúp thai nhi được kích thích để nhúc nhích và bắt đầu cử động chân tay. Một mẹo nhỏ để mẹ kết nối với thai nhi là hãy sờ tay nhẹ lên bụng những lúc em bé động đậy để bé cảm nhận được mẹ của mình.

  • Mẹ bầu nằm ngửa trên giường, bụng thả lỏng.
  • Dùng hai tay vỗ nhẹ vùng bụng từ trên xuống dưới và từ trái qua phải.
  • Dùng ngón tay ấn nhẹ theo đường vỗ vừa nãy, lần lượt từ trên xuống và từ trái qua.
  • Lặp lại hai động tác trên khoảng 5-6 lần trong 5 phút. Khi thấy thai nhi bắt đầu cử động thì tăng thời gian massage lên 5-10 phút.

Khi massage, mẹ bầu lưu ý phải thật nhẹ nhàng và thực hiện đúng theo hướng dẫn trên. Tuy nhiên, nếu em bé phản kháng bằng các dấu hiệu phản đối như dãy dụa, duỗi chân nhiều lần thì mẹ nên dừng ngay.

Cách massage bụng bầu cho mẹ bầu từ 6-7 tháng

Khi thai nhi bước sang tháng thứ 6, thứ 7 của thai kỳ, mẹ vẫn nên tiếp tục massage, vuốt ve để bé nhanh nhạy hơn với những tác động từ mẹ. Cách massage bụng bầu cho mẹ bầu từ 6-7 tháng cụ thể như sau:

  • Mẹ bầu nằm ngửa trên giường trong tư thế thả lỏng, thở đều, Đầu gối gập nhẹ, không quá cao cũng không quá thấp. 
  • Bật một bản nhạc không lời nhẹ nhàng du dương cho mẹ và bé.
  • Mẹ bầu dùng bàn tay của mình để nhẹ nhàng vuốt nhẹ bụng từ trên xuống dưới và di chuyển từ trái qua phải. Mẹ hãy cảm nhận như đang chạm vào bé yêu trong niềm vui sướng và hạnh phúc. Đừng quên thủ thỉ với con bằng những câu từ ngọt ngào và yêu thương như “mẹ yêu bé con của mẹ”, “bố mẹ yêu con rất nhiều”,…

Mỗi ngày mẹ bầu chỉ cần massage bụng 2 lần, mỗi lần khoảng 2-5 phút vào 1 khung giờ cố định (khoảng 9h tối). Nên nhớ là chỉ vuốt ve, tuyệt đối không xoa bụng mạnh để tránh bé yêu dịch chuyển ngược đầu. Sang những tháng cuối (8-9 tháng), mẹ bầu không nên massage bụng để không làm ảnh hưởng đến giờ giấc phát triển của bé yêu.

Nên massage ở những bộ phận khác nhau như nào?

Ngoài bụng, mẹ bầu cần massage thêm nhiều vị trí khác trên cơ thể để ngăn ngừa tình trạng chân phù nề, sưng, mỏi lưng và nhức người. Trong đó, mặt, đầu, vai, lưng và chân là những bộ phận cần được massage cho bà bầu.

Massage đầu cho bà bầu

Massage đầu cho bà bầu

Massage đầu cho bà bầu

Massage đầu giúp xua tan cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, đau đầu để mẹ bầu thư thái hơn. Mẹ chỉ cần thoa chút tinh dầu vào lòng bàn tay, xoa cho ấm lên rồi áp vào mắt, vuốt nhẹ đồng thời xoay tròn từ vùng trán đến vùng đầu. 

Massage mặt cho mẹ bầu

Massage mặt cho bà bầu

Massage mặt cho bà bầu

Không cần nhờ đến sự trợ giúp của chồng, các mẹ bầu có thể tự massage mặt cho mình để mặt bớt sưng, thúc đẩy lưu thông máu để mặt trông thanh thoát hơn. Động tác này còn làm giảm cảm giác đau đầu, mệt mỏi để đầu óc thêm thư thái.

Mẹ bầu đặt hai lòng bàn tay vào giữa trán rồi từ từ vuốt nhẹ sang hai bên thái dương. Tiếp đó, di chuyển tay để vuốt nhẹ từ cằm lên trán và ngược lại. Mẹ cứ lặp đi lặp lại động tác này một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển khoảng 5 phút rồi chuyển sang các bộ phận tiếp theo.

Massage lưng cho bà bầu

Massage lưng cho bà bầu

Massage lưng cho bà bầu tại nhà

Massage lưng cho bà bầu cũng cần nhẹ nhàng, tránh dùng lực mạnh. Các anh chồng không cần bấm huyệt mà chỉ cần xoa bóp nhẹ nhàng để lưng vợ đỡ mỏi, nằm và ngồi cũng thoải mái hơn. Massage cho bà bầu vùng lưng hông cụ thể như sau:

  • Dùng tay xoa nhẹ dọc từ cổ xuống thắt lưng.
  • Day nhẹ nhàng bàn tay từ thắt lưng đến xương cụt.
  • Dùng tay xoa bóp vai cho mẹ khoảng 3 lần, sau đó vuốt thẳng nhẹ 1 đường từ cổ sang 2 bên vai. Di chuyển tay xuống lưng, vuốt nhẹ theo hai bên sườn.

Tốt nhất khi massage lưng, mẹ bầu nên ngồi hoặc nằm nghiêng, bụng đặt trên 1 gối nhỏ và gác chân lên 1 chiếc gối ôm kẹp đùi.

Massage chân cho bà bầu

Massage chân cho bà bầu

Massage chân cho bà bầu

Khi mang thai thường xảy ra hiện tượng căng cơ và chuột rút. Đến cuối thai kỳ, nhiều mẹ bầu còn bị phù nề ở chân và gặp không ít khó khăn trong quá trình đi lại. Do đó, các bố có thể chiều mẹ bầu bàng một số động tác massage chân tại nhà dưới đây:

  • Ngâm chân với nước muối gừng ấm khoảng 15 phút, sau đó thấm khô chân bằng khăn bông.
  • Bôi kem massage quanh cổ chân.
  • Dùng tay vuốt thẳng từ cổ chân lên bắp chân rồi từ bắp chân xuống phía dưới.
  • Dùng ngón tay cái vuốt nhẹ dọc hai bên cẳng chân.
  • Dùng 2 ngón cái vuốt hai bên chân bằng đường xoáy ốc.

Lặp lại động tác massage chân cho bà bầu khoảng 10-15 phút để mạch máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng chân tê nhức thường gặp trong thai kỳ.

Massage vai

Vùng cổ vai gáy cũng cần được massage hàng ngày để mẹ bầu cảm thấy dễ chịu và thư thái sau một thời gian dài phải nằm nghiêng về một bên. Quy trình massage cho bà bầu tại nhà cụ thể như sau:

  • Đặt bàn tay lên đỉnh đầu để cố định cổ mẹ bầu, dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái day nhẹ và xoa đều đường gân nơi hõm gáy.
  • Tiếp tục sử dụng hai đầu ngón tay trên để vuốt dọc nhẹ theo đường gân từ cổ đến vai.
  • Lặp lại các động tác trên khoảng 5-10 lần trong khoảng 5 phút mỗi ngày.

Một số lưu ý khi massage cho bà bầu tại nhà

Khi massage cho mẹ bầu tại nhà, mẹ và người thân cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không massage cho bà bầu trong 3 tháng đầu tiên bởi lúc này vì thai nhi chưa ổn định, dễ gây sảy thai. Mẹ phải đợi sau tuần thứ 14 mới bắt đầu massage, đặc biệt là vùng bụng.
  • Không massage quá lâu hoặc quá nhiều lần trong ngày. Tần suất lý tưởng nhất để massage cho mẹ bầu là 3-4 lần/tuần, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần không quá 5 phút.
  • Mẹ bầu có thể nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi massage. Nếu bụng bầu to thì nên nằm nghiêng, kê gối thấp dưới bụng và kẹp gối ôm giữa hai chân.
  • Những tháng cuối thai kỳ, không nên massage vùng bụng và vùng thắt lưng cho bà bầu vì thai nhi dễ không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Các động tác massage cho bà bầu phải thật nhẹ nhàng, chậm rãi và dứt khoát. Không được ấn quá mạnh hoặc bấm huyệt cho mẹ bầu.
  • Nếu có tiền sử sảy thai, sinh non, rối loạn đông máu thì mẹ bầu không nên massage, đặc biệt là massage bụng.
  • Massage nhẹ nhàng theo chiều từ dưới lên trên và từ trái qua phải.
  • Dừng ngay việc massage nếu bà bầu thấy những biểu hiện bất thường như buồn nôn, chóng mặt hoặc không thoải mái.

Massage cho bà bầu không chỉ giúp các mẹ cảm thấy thư giãn, bớt đau nhức mà còn giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và cảm nhận được tiếp chạm của mẹ. Hy vọng qua bài viết, các ông bố bà mẹ đã bỏ túi được cách massage cho bà bầu và áp dụng thường xuyên để thai kỳ thêm trọn vẹn và hạnh phúc nhé.

LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC

Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.

Chat Zalo
(8h-24h)
08.1900.2888
(8h-24h)
Chat Facebook
(8h-24h)