Lông vùng kín thường được biết đến với vai trò giúp bảo vệ cơ quan sinh dục khỏi tác hại xung quanh và tránh được những vi khuẩn có hại xâm nhập. Tuy nhiên, lông vùng kín bị rụng khiến nhiều người cảm thấy hoang mang lo lắng. Trong bài viết dưới đây, Viện thẩm mỹ Johnson Clinic sẽ giải đáp cho bạn những nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này.
Nguyên nhân rụng lông vùng kín
Nguyên nhân rụng lông vùng kín
Tình trạng lông vùng kín bị rụng thông thường là hiện tượng bình thường của cơ thể. Lông sẽ được thay mới theo chu kỳ khoảng 6 tháng/lần. Trung bình số lượng lông rụng giao động trong khoảng từ 10-20 sợi. Sau đó, lông non sẽ ra và thay thế vị trí của những sợi lông đã rụng. Đây là hiện tượng bình thường của cơ thể, bạn không cần phải lo lắng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Tuy nhiên, nếu lông vùng kín bị rụng nhiều thì có thể là do một số những nguyên nhân sau đây:
Lông vùng kín rụng do các bệnh lý
Nếu bạn đang mắc các bệnh lý như suy tuyến giáp, hội chứng đa nang buồng trứng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lông mu bị rụng đi rất nhiều. Không chỉ vậy, còn khiến lông mọc lại khá ít, thưa và yếu hơn so với trước đây.
Vùng kín bị rụng lông bởi nấm da
Việc để “cô bé” thường xuyên ẩm ướt sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển mạnh. Đây là một trong những nguyên nhân khiến lông mu yếu và tự rụng sau một khoảng thời gian. Khi gặp vấn đề này bạn sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy tại vùng lông mu nhiều, nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ chuyển sang nhiễm trùng.
Lông vùng kín bị rụng do quá trình tẩy lông
Nếu quá trình cạo hoặc tẩy lông vùng kín không đúng cách, diễn ra thường xuyên thì sẽ gây những tổn hại nhất định đến nang lông. Từ đó, khiến lông vùng kín bị rụng nhiều và yếu hơn trước đây.
Lông vùng kín rụng có mọc lại không?
Lông vùng kín rụng có mọc lại không?
Lông vùng kín bị rụng có mọc lại không? Câu trả lời là “Có”. Theo chu trình thông thường của cơ thể, lông vùng kín sẽ thường được thay mới sau 6 tháng 1 lần. Lúc này những sợi lông mới, mảnh hơn sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, tuỳ vào hoocmon, độ tuổi và nhiều yếu tố khác mà lượng lông vùng kín mọc lại sẽ dần ít đi.
Nếu mắc các bệnh lý ngoài da như viêm nang lông, viêm da, nấm da,… Thì sau khi được điều trị khỏi hẳn thì lông vùng kín sẽ mọc lại. Tuy nhiên, trong thời gian lông rụng và thưa đi sẽ gây nên ảnh hưởng không nhỏ đến “cô bé”.
Rụng lông vùng kín là bị gì? Vùng kín bị rụng lông có nguy hiểm không?
Lông vùng kín nếu chỉ bị rụng ở mức độ thông thường, không có quá nhiều và cơ thể không có triệu chứng bất thường thì đó là hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể nên bạn không cần quá lo lắng.
Trong một số trường hợp, nếu lông vùng kín bị rụng quá nhiều và xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường khác thì bạn nên đến thăm khám chuyên khoa để xác định rõ nguyên nhân. Vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác. Từ đó, có được những phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Lông vùng kín hình thành với chức năng chính bảo vệ vùng “tam giác vàng”. Chúng được xem là “lá chắn” tránh bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo và tổn thương “cô bé” nhạy cảm. Bên cạnh đó, giảm ma sát trong quá trình vận động, khi quan hệ. Do đó, nếu vùng lông này bị rụng và mỏng dần đi thì đồng nghĩa với việc lớp bảo vệ vùng kín cũng yếu đi, làm giảm hiệu quả kháng bụi bẩn, vi khuẩn và những tác động vật lý, ảnh hưởng từ môi trường. Lúc này, bạn có thể thấy vùng kín rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương.
Cách điều trị lông vùng kín bị rụng an toàn
Cách điều trị lông vùng kín bị rụng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng lông vùng kín bị rụng. Tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân sẽ có cách điều trị phù hợp:
- Ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp mang lại dinh dưỡng, đề kháng tốt nhất cho cơ thể. Vì vậy, hãy bổ sung những loại thực phẩm lành mạnh, tươi ngon như trái cây tự nhiên, rau củ xanh hoặc có nhiều màu và ngủ đủ giấc trong ngày, kết hợp tập luyện thể dục thể thao hàng ngày phù hợp để tăng sức đề kháng tốt hơn.
- Đối với những người bị rụng lông thành từng mảng thì phương pháp điều trị là ức chế hệ miễn dịch và giảm viêm nang lông. Một số loại thuốc kháng viêm được kê như là hydroxychloroquine, corticosteroid,… Và sau đó sẽ một số loại thuốc để phát triển vùng nang lông như minoxidil, finasteride,…
- Trường hợp viêm teo âm đạo, cách cải thiện là thay thế hormone để điều trị cho hiện tượng rụng lông mu. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hoặc dưỡng da, gel bôi trơn âm đạo, từ đó giúp kiểm soát được các triệu chứng.
Một số lưu ý về cách chăm sóc lông vùng kín
Lông vùng kín là một lớp màng chắn hiệu quả giúp bảo vệ cơ quan sinh dục tránh khỏi những tác nhân gây hại. Khi chăm sóc lông vùng kín bạn cần một số lưu ý sau:
- Nếu bạn cảm thấy lông vùng kín quá rậm rạp, khó chịu thì bạn có thể vệ sinh phần lông này bằng cách tỉa bớt. Tuy nhiên, bạn không nên tỉa quá sát mà nên cách khoảng 2-3cm để không gây tổn thương da.
- Wax phần lông vùng kín sẽ khiến da vùng này nhạy cảm và tổn thương, đỏ rát, mẫn cảm hơn bình thường. Có thể khiến các loại vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập. Do đó, sau khi wax lông bạn nên thoa các sản phẩm làm dịu da và kích ứng ngay.
- Luôn vệ sinh sạch sẽ lông vùng kín hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ là dùng khăn khô lau trước khi mặc quần áo.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị, tránh những ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Lông vùng kín bị rụng do nhiều nguyên nhân khác nhau và không gây nguy hiểm nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy theo dõi Johnson Clinic để cập nhật những thông tin về sức khoẻ và làm đẹp mới nhất nhé!
LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC
Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.