Hói đầu ở nữ giới là tình trạng tóc rụng trên 100 sợi/ngày nhưng không có dấu hiệu mọc lại, để lộ nhiều khoảng tóc thưa, trống trải trên da đầu. Phụ nữ bị hói tóc chủ yếu là do rối loạn nội tiết tố sau sinh hoặc mãn kinh, ăn uống thiếu chất hoặc căng thẳng kéo dài. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, chứng rụng tóc hói đầu ở nữ có thể khiến da đầu nhẵn thín, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình và sự tự tin của phái đẹp.
Hói đầu ở nữ giới là gì?
Hói đầu ở nữ giới là tình trạng tóc rụng trên 100 sợi/ngày nhưng không có dấu hiệu mọc lại, để lộ nhiều khoảng tóc thưa, trống trải trên da đầu. Phụ nữ hói đầu thường xảy ra ở vùng đỉnh đầu hoặc trước trán. Thực trạng rụng tóc và hói đầu có thể gặp phải ở mọi đối tượng và tăng dần theo tuổi tác.
Nguyên nhân con gái bị hói đầu
Theo các bác sĩ da liễu tại Johnson Clinic nguyên nhân nhiều phụ nữ hói đầu là do rối loạn nội tiết, thiếu hụt dinh dưỡng, căng thẳng stress, hóa chất hoặc gen di truyền.
Rối loạn nội tiết tố là nguyên do hàng đầu gây hói đầu ở nữ giới
Rối loạn nội tiết tố estrogen được xem là nguyên nhân hàng đầu gây rụng tóc hói đầu ở nữ. Nồng độ estrogen suy giảm đột ngột sau giai đoạn sinh nở hoặc trong độ tuổi tiền mãn kinh sẽ ức chế hoạt động của các nang tóc. Tóc chuyển từ giai đoạn tăng trưởng (anagen) sang giai đoạn nghỉ ngơi (telogen) trước thời hạn. Vòng đời của sợi tóc bị rút ngắn, gây ra hiện tượng gãy rụng mất kiểm soát. Tỉ lệ tóc mọc lại gần như không đáng kể.
Thiếu hụt dinh dưỡng khiến tóc rụng mất kiểm soát và hói đầu ở phụ nữ
Giống như những cơ quan khác trên cơ thể, tóc cũng cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, bao gồm vitamin (A, C, E, B5, B6), khoáng chất (sắt, kẽm), omega 3 và protein.
Thiếu Sắt: Không nạp đủ 18 mg sắt mỗi ngày là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ hói đầu trước năm 30 tuổi. Sắt tạo ra hồng cầu, cung cấp oxy đến các tế bào, bao gồm cả tế bào mầm tóc. Thiếu sắt khiến tóc trở nên yếu và dễ gãy rụng.
Thiếu Vitamin D: Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ mọc tóc và duy trì sức khỏe của nang tóc. Lượng vitamin D tiêu thụ dưới 600 IU/ngày khiến tóc mọc chậm lại và rụng nhiều hơn.
Thiếu Biotin (Vitamin B7): Biotin là một vitamin B phức hợp quan trọng cho sức khỏe và độ đàn hồi của tóc. Cơ thể phụ nữ trưởng thành cần tiêu thụ đủ 30 μg biotin/ngày qua chế độ ăn uống để ngăn ngừa tình trạng rụng tóc, hói đầu.
Thiếu Protein: Tóc được cấu tạo chủ yếu từ protein (keratin), hỗ trợ sản xuất các tế bào tóc mới và kéo dài vòng đời của sợi tóc. Lượng protein khuyến nghị mà phái đẹp cần bổ sung phải đảm bảo 46 gram mỗi ngày, nếu thiếu hụt sẽ gây rụng tóc.
Thiếu Kẽm: Kẽm là khoáng chất thiết yếu với sự phát triển và sửa chữa tế bào, bao gồm cả tế bào tóc. Tóc thưa, rụng nhiều và hói đầu ở nữ giới một phần là do không nạp đủ 8 miligam kẽm trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Thiếu Axit Béo Omega-3: Da đầu được giữ ẩm và nuôi dưỡng tốt là nhờ axit béo omega-3 có vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm và nuôi dưỡng da đầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, liều dùng Omega 3 cho phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh vào khoảng 250-5000mg, giúp ngăn ngừa nguy cơ tóc gãy rụng và xơ rối.
Căng thẳng, stress trong cuộc sống khiến nữ giới hói đỉnh đầu
Chị em phải chịu áp lực, stress trong thời gian dài không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng thể mà còn đứng trước nguy cơ bị hói đầu ở nữ Khi tâm lý căng thẳng, một lượng lớn các sợi tóc sẽ chuyển từ giai đoạn tăng trưởng (anagen) sang giai đoạn nghỉ (telogen) cùng lúc. Sau 2-3 tháng, tóc sẽ rụng hàng loạt, để lại dấu hiệu hói đầu ở nữ mà nhiều chị em không hề hay biết.
Mặt khác, căng thẳng còn kích thích tuyến thượng thận sản xuất ra nhiều hormone cortisol. Cortisol tích tụ lâu ngày làm chu kỳ phát triển của tóc bị rối loạn, giảm khả năng tăng trưởng và tăng tỷ lệ rụng tóc.
Hóa chất từ thuốc nhuộm tóc, uốn tóc làm tóc yếu dần ở phụ nữ
Thủ phạm tiếp theo gây rụng tóc hói đầu ở nữ giới mà ít ai để ý là các loại thuốc nhuộm, uốn tóc chứa hóa chất độc hại như amoniac, peroxide, Paraphenylenediamine (PPD). Sau khi thẩm thấu vào da đầu và các mạch máu, hóa chất tạo kiểu sẽ làm suy yếu keratin ở lớp biểu bì, khiến tóc trở nên giòn, khô xơ và hư tổn. Lạm dụng hóa chất còn gây kích ứng da đầu, gia tăng nguy cơ hói đỉnh đầu nữ.
Rụng tóc hói đầu sau sinh nở
Trong 9 tháng thai kỳ, nồng độ estrogen tăng mạnh thúc đẩy tóc mọc dài và nhanh hơn bình thường. Các mẹ có thể nhận thấy rõ mái tóc của mình óng mượt và ít rụng hơn hẳn. Tuy nhiên, tình thế gần như xoay chuyển hoàn toàn sau giai đoạn sinh nở. Em bé chào đời cũng là thời điểm nồng độ estrogen trở về mức bình thường, thậm chí là sụt giảm nghiêm trọng gây rụng tóc hàng loạt.
Ngoài ra, trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, cơ thể người mẹ còn tiết ra hormone prolactin ức chế estrogen, khiến tóc rụng tóc đột ngột. Rụng tóc sau sinh sẽ có dấu hiệu cải thiện sau khi con tròn 1 tuổi nếu mẹ chăm sóc tóc đúng cách và ăn uống đủ chất.
Hói đầu ở các bé gái do di truyền
Các gen quyết định kiểu tóc như MC1R thường được di truyền từ bố hoặc mẹ sang con. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị hói đầu thì nguy cơ bé gái bị hói đầu là rất cao.
Đầu hói do tuổi tác
Trả lời cho thắc mắc con gái có bị hói đầu không, các bác sĩ da liễu cho biết rụng tóc không phân biệt nam hay nữ, đặc biệt là khi bước vào tuổi trung niên (sau 40 tuổi). Tuổi tác càng cao, tốc độ tái tạo tế bào càng chậm lại, kéo theo đó là lưu thông máu đến da đầu cũng ít dần. Các tế bào mầm tóc khỏe mạnh suy thoái, trong khi tóc mọc lại thưa và yếu, khiến nhiều phụ nữ hói đầu.
Tác dụng phụ của thuốc khiến hói đầu ở chị em
Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị ung thư, thuốc tránh thai, thuốc rối loạn miễn dịch… cũng khiến chị em khó giữ được mái tóc bồng bềnh, chắc khỏe:
Thuốc điều trị ung thư: Một số loại thuốc hóa trị, xạ trị làm thay đổi quá trình phát triển của tóc, dẫn đến rụng tóc hoặc hói đầu tạm thời.
Thuốc chống trầm cảm: Các loại thuốc chống trầm cảm làm rối loạn hormone sinh sản như testosterone và estrogen, dẫn đến rụng tóc.
Thuốc tránh thai: Các biện pháp ngừa thai chứa estrogen là nguyên nhân thay đổi nội tiết, đẩy 70% lượng tóc vào giai đoạn nghỉ ngơi. Tóc sẽ rụng hoặc hói tạm thời, sau đó mọc trở lại bình thường sau 6 đến 12 tháng.
Thuốc trị mụn: Thuốc trị mụn có nguồn gốc từ vitamin A khiến nang tóc hoạt động quá mức. Điều này làm tóc dừng phát triển trước thời hạn và tự rụng đi. Cơ thể không sản xuất đủ các nang tóc thay thế sẽ gây ra hiện tượng tóc mỏng, thưa, thậm chí là hói đỉnh đầu nữ.
Bệnh lý về da đầu cũng là lý do khiến phụ nữ hói đầu
Viêm da đầu, nấm da đầu do tuyến nhờn hoạt động quá mức hoặc vi khuẩn Staphylococcus ký sinh khiến tóc yếu và rụng khỏi da đầu. Ngoài ra, phụ nữ bị bệnh viêm nang lông khó tránh khỏi tình trạng hói đầu do lỗ chân lông tắc nghẽn, chân tóc lỏng lẻo.
Dấu hiệu hói đầu ở phụ nữ
Phụ nữ có thể tự nhận biết tình trạng hói đầu qua các biểu hiện dưới đây:
– Tóc rụng trên 100 sợi/ngày, đặc biệt ở phần đỉnh đầu, trước trán và ngôi giữa.
– Tóc mọc lại với tốc độ chậm, nang tóc yếu và mảnh, dễ gãy rụng.
– Mật độ tóc mỏng dần, để lại nhiều khoảng trống không có tóc trên da đầu.
Bác sĩ chẩn đoán tình trạng hói đầu ở nữ giới
Quy trình thăm khám và chẩn đoán tình trạng hói ở phụ nữ gồm các bước dưới đây:
Khảo sát bệnh lý: Bác sĩ da liễu sẽ thăm hỏi chế độ ăn uống, cách chăm sóc tóc, gen hói trong gia đình (nếu có), tiền sử bệnh lý cũng như những loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng.
Kiểm tra độ đàn hồi của tóc: Thực hiện bài test kéo nhẹ nhàng khoảng 50 sợi tóc để tính toán mức độ tóc rụng cũng như sức khỏe của nang tóc.
Xét nghiệm máu: Máu của bệnh nhân được mang đi xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân rụng tóc có liên quan đến các bệnh lý nền hay không.
Sinh thiết da đầu: Bác sĩ da liễu chiết tách lấy một mẫu da đầu nhỏ kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định các vấn đề về da đầu gây hói.
Xét nghiệm vi trùng, nấm ký sinh: Kiểm tra tình trạng nhiễm trùng và nấm da đầu qua vảy hoặc dịch mủ của bệnh nhân.
Soi nang tóc dưới kính hiển vi: Chân tóc được soi dưới kính hiển vi quang học để tìm ra điểm bất thường.
Cách chữa hói đầu ở nữ giới
Phụ nữ tóc thưa, hói đầu hoàn toàn có thể khôi phục mái tóc chắc khỏe bồng bềnh bằng một trong những cách dưới đây.
Dùng thuốc Minoxidil, Finasteride và Spironolactone chữa hói đầu cho phụ nữ
Hiện nay, Minoxidil, Finasteride và Spironolactone là 3 loại thuốc Tây y phổ biến giúp chữa hói đầu cho nữ giới được nhiều bác sĩ da liễu chỉ định.
Minoxidil
Đây là loại thuốc bôi ngoài da được FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) kiểm định chất lượng trong điều trị hói đầu ở cả nam và nữ. Cơ chế tác động của thuốc là tăng lưu lượng máu, oxy và dưỡng chất đến các nang tóc, kích thích tóc phát triển và mọc dài ra. Hiệu quả thấy rõ sau 6-12 tháng sử dụng, đi kèm nhiều tác dụng phụ như khô, ngứa và mọc lông tại các bộ phận không mong muốn.
Finasteride
Finasteride giúp kích thích sản sinh DHT (Dihydrotestosterone), ức chế testosterone – thủ phạm gây rụng tóc mà không làm ảnh hưởng đến huyết thanh. Tóc mọc mới tăng đáng kể sau 4 tháng sử dụng và cần duy trì liên tục. Tuu nhiên, thuốc Finasteride chống chỉ định với phụ nữ có thai vì nguy cơ gây dị tật thai nhi là rất cao.
Spironolactone
Bản chất Spironolactone là thuốc lợi tiểu, có tác dụng kháng hormon testosterone nên được ứng dụng trong điều trị rụng tóc, hói đầu ở nữ giới. Tuy nhiên, thuốc gây ra một số tác dụng phụ như kinh nguyệt không đều, chảy xệ vòng 2, mệt mỏi,… ở phụ nữ. Giống với Finasteride, Spironolactone cũng không dùng cho mẹ bầu.
Phương pháp y khoa hiện đại trong điều trị hói đầu
Sự phát triển của ngành y học hiện đại mở ra cho bệnh nhân hói đầu nhiều cách chữa hói đầu ở nữ giới an toàn và hiệu quả. Trong đó, trị hói bằng laser ánh sáng, cấy tóc, lăn kim, tiêm huyết tương và tăng sinh mầm tóc không xâm lấn là các công nghệ phổ biến nhất hiện nay.
Laser ánh sáng: Bác sĩ da liễu chiếu thiết bị chứa các xung laser có bước sóng phù hợp lên da đầu. Các tia sáng này sẽ kích hoạt chu trình phát triển của nang tóc, giúp tóc nhanh trở lại.
Cấy tóc tự thân: Bác sĩ chiết tách các nang tóc khỏe mạnh, có độ tương thích tốt trên da đầu bệnh nhân rồi cấy vào vùng hói, thưa tóc.
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Kích thích tóc tăng trưởng tự nhiên bằng huyết tương giàu tiểu cầu, chiết xuất từ máu của chính bệnh nhân.
Lăn kim: Lăn kim có kích thước siêu nhỏ lên da đầu để tạo ra vi điểm, từ đó đưa thuốc trị hói đầu ở nữ giới vào sâu bên trong. Mỗi liệu trình lăn kim gồm 2-3 buổi/tuần, giúp tóc phục hồi và tăng tốc độ sinh trưởng.
Tăng sinh mầm tóc: Tăng sinh tế bào gốc mầm tóc có khả năng biệt hóa thành các sợi tóc khỏe mạnh là cách trị hói đầu ở phụ nữ hiện đại và an toàn. Các tế bào gốc stem cell được cấy vào da đầu bằng bút cấy siêu nhỏ, không xâm lấn vào bề mặt da đầu.
Phương pháp thiên nhiên điều trị rụng tóc ở nữ giới
Nếu hói đầu mới chớm phát với mức độ chưa quá nghiêm trọng, chị em có thể sử dụng gội đầu hoặc ủ tóc bằng các nguyên liệu tự nhiên như:
Tinh dầu bưởi: Tinh dầu bưởi chứa các thành phần như pectin, naringin, vitamin A, C giúp kháng khuẩn, tăng cường máu lưu thông và kích thích mọc tóc. Xịt tinh dầu bưởi lên da đầu, massage 5-10 phút trước khi đi ngủ giúp tóc mọc nhanh chỉ sau 2 tháng thực hiện.
Nha đam: Nha đam giàu axit amin và vitamin A, B, C, sắt, đồng, kẽm giúp tóc mọc chắc khỏe và giảm gãy rụng. Trước khi gội đầu, chị em thoa gel nha đam xay nhuyễn lên da đầu và thân tóc, massage gội đầu rồi xả sạch sẽ thấy tóc óng ả hơn đáng kể.
Bồ kết: Hói đầu nữ giới sẽ không còn là nỗi ám ảnh nếu gội đầu với bồ kết 2-3 lần/tuần. Bồ kết chứa hoạt chất saponin và saponaretin có khả năng kháng viêm, trị gàu, trừ khử nấm da đầu, và kích thích mọc tóc hiệu quả.
Dầu dừa: Bôi dầu dừa mix nước chanh lên mái tóc là cách trị hói đầu ở nữ khá hiệu nghiệm, hỗ trợ củng cố da đầu và dưỡng tóc mềm mượt. Dầu dừa giàu axit lauric, capric giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, kết hợp với hàm lượng vitamin C dồi dào làm sạch gàu hiệu quả.
Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Thiết lập chế độ ăn giàu protein, omega 3, vitamin A, B (B5, B6), biotin, sắt, kẽm, đồng để nang tóc hồi phục trở lại. Đa dạng các loại thịt cá (thịt nạc, thịt đỏ, cá béo), động vật có vỏ (hàu, sò, hến), rau xanh lá, trái cây mọng nước, nấm, socola đen, thực phẩm lên men (sữa chua, cà muối, kim chi), các loại đậu, hạt, ngũ cốc.
Những lưu ý trong quá trình điều trị hói đầu ở phụ nữ
Hạn chế sử dụng hóa chất tạo kiểu: Nếu không muốn tóc đã yếu càng rụng nhiều hơn, chị em chỉ nên làm tóc với hóa chất tối đa 2 lần/năm. Không phụ thuộc vào các loại thuốc nhuộm, uốn, duỗi chứa thành phần độc hại để bảo vệ lớp màng keratin của nang tóc.
Massage da đầu: Dùng đầu ngón tay massage đầu từ trán về sau gáy, đặc biệt là khi gội đầu và trước lúc đi ngủ. Thói quen này sẽ giúp kích thích máu huyết lưu thông, kích thích nang tóc tăng trưởng mạnh mẽ.
Ngừng các loại thuốc gây rụng tóc: Nếu nghi ngờ các loại thuốc trị bệnh gây tác dụng phụ là rụng tóc, nữ giới nên tham vấn ý kiến bác sĩ để chuyển qua các loại thuốc khác có công dụng tương tự.
Bảo vệ tóc trước các tác nhân bên ngoài: Đội mũ che tóc mỗi khi tiếp xúc với ánh nắng giúp ngăn ngừa hư tổn, giảm tỷ lệ gãy rụng, đẩy lùi nguy cơ hói đầu khi còn trẻ.
Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp: Ưu tiên các loại dầu gội, dầu xả chứa nhiều dưỡng chất như protein, biotin phù hợp với kết cấu da đầu và nang tóc.
Những câu hỏi phổ biến về chứng hói đầu ở nữ giới
Dưới đây là một số thắc mắc liên quan đến tình trạng hói đầu ở nữ giới
Phụ nữ hói đầu có mọc lại không?
Theo các chuyên gia da liễu, chị em bị hói đầu hoàn toàn có thể khôi phục lại độ dày cho mái tóc nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp nuôi dưỡng tế bào mầm tóc khỏe mạnh từ bên trong như tăng sinh mầm tóc, cấy tóc, lăn kim, laser hoặc sử dụng thảo dược tự nhiên. Khả năng tóc mọc lại sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân hói đầu và cơ địa mỗi người.
Ngược lại, nếu để tóc rụng quá nhiều và quá lâu, nang tóc sẽ teo lại hoàn toàn và mất khả năng hoạt động. Việc điều trị cũng tốn kém và không đem lại hiệu quả như ý muốn.
Phụ nữ bao nhiêu tuổi dễ bị hói đầu?
Nữ giới có nguy cơ hói đầu cao nhất trong giai đoạn rối loạn thần kinh nội tiết sau sinh/tiền mãn kinh/mãn kinh. Estrogen suy giảm đột ngột khiến tóc rụng nhiều và rất khó mọc lại. Tuy nhiên, tình trạng hói đầu vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, ăn uống, lạm dụng hóa chất hay căng thẳng tâm lý.
Hói đầu ở nữ giới là tình trạng không hiếm gặp do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu thấy tóc rụng trên 100 sợi/ngày, để lộ các khoảng trống bóng nhẵn trên da đầu thì rất có thể chị em đang chuyển sang giai đoạn hói đầu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để tìm ra hướng điều trị kịp thời, tránh để lâu khiến tóc “một đi không trở lại” trở thành điểm trừ lớn về ngoại hình trong mắt người khác.
LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC
Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.