Giảm cân ở tuổi dậy thì là vấn đề gây nhiều tranh cãi bởi đây là thời điểm cân nặng và chiều cao phát triển mạnh mẽ nhất. Theo các chuyên gia sức khoẻ, nếu trẻ bị béo phì thì nên tuân thủ đúng nguyên tắc và giảm cân khoa học để không gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của trẻ.
Cách giảm cân ở tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả
Việc giảm cân ở tuổi dậy thì cần được thực hiện khoa học để tránh những tác động tiêu cực đối với sự phát triển của trẻ. Các con có thể thực hiện các phương pháp giảm cân an toàn cho tuổi dậy thì như sau:
Chế độ ăn uống khoa học giúp giảm cân và phát triển chiều cao
Nguyên tắc đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khi giảm cân an toàn cho tuổi dậy thì là chế độ ăn uống đủ dưỡng chất và giàu vitamin tốt cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Theo đó, trong thực đơn hàng ngày, cơ thể cần nạp đủ 4 nhóm chất quan trọng sau:
- Chất đạm
- Chất béo tốt
- Tinh bột
- Vitamin và khoáng chất
Những nhóm chất cơ bản này thường tập trung nhiều trong các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt và đậu nành… Ngoài ra, cũng nên hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều calo nhưng nghèo nàn dưỡng chất như bánh kẹo, nước ngọt, trà sữa, đồ ăn chế biến sẵn.
Giảm cân ở tuổi dậy thì hiệu quả
Ngủ sâu và đủ giấc giúp cơ thể tăng trưởng tốt
Giấc ngủ cũng quyết định trực tiếp đến vấn đề cân nặng. Nghiên cứu cho thấy, những người không ngủ đủ giấc có nguy cơ tăng cân cao hơn những người ngủ đủ 7 đến 8 giờ/đêm. Trẻ trong độ tuổi dậy thì còn cần ngủ nhiều hơn (9–10 giờ/ngày) để hạn chế tăng cân và giúp cơ thể tăng trưởng tốt nhất.
Tập thể dục thể thao đều đặn
Vận động thường xuyên, chơi thể dục thể thao là cách giảm cân tuổi dậy thì hiệu quả. Thói quen này giúp gia tăng khối cơ và đốt cháy mỡ thừa nhanh chóng. Không những thế, tập thể dục còn giúp cơ thể xua tan căng thẳng và giảm trầm cảm ở trẻ vị thành niên.
Cách tốt nhất là hãy khuyến khích trẻ làm quen và yêu thích một bộ môn thể thao như đi bộ, đạp xe, bóng rổ, tennis, yoga, bơi lội. Đây là cách để trẻ tự giác tập luyện với niềm hứng thú tự nhiên mà không cảm thấy bị áp lực, mệt mỏi khi tập luyện.
Giảm cân ở tuổi dậy thì hiệu quả
Tạo thói quen uống nhiều nước giúp chuyển hóa mỡ thừa
70% khối lượng cơ thể chúng ta là nước. Vì thế mà uống nhiều nước giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và chuyển hóa mỡ thừa thành nguồn năng lượng phục vụ các hoạt động sống của cơ thể. Mỗi ngày, trẻ dậy thì nên uống đủ 1.5 – 2 lít nước lọc, hạn chế các loại nước ép, sinh tố, nước ngọt có gas và đồ uống có cồn gây hại cho sức khỏe.
Rèn luyện thói quen ăn uống tốt ngăn ngừa béo phì
Mẹo giảm cân ở tuổi dậy thì cuối cùng là xây dựng một thói quen ăn uống đúng bữa, lành mạnh. Nhiều trẻ có thói quen vừa ăn vừa học, xem phim, nằm, thậm chí là ăn đêm, ăn vô tội vạ khiến cân nặng tăng nhanh mất kiểm soát. Do đó, ngay từ bây giờ, cha mẹ nên nhắc nhở trẻ ăn chậm, nhai kỹ, lựa chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe và bổ sung đúng cách, đúng thời điểm.
Nguyên nhân gây béo phì ở tuổi dậy thì
Dậy thì được xem là quá trình phát triển tự nhiên mà bất kì ai cũng phải trải qua để lớn lên. Ở giai đoạn này, trẻ có nhiều sự thay đổi về thể chất và cảm xúc. Theo các chuyên gia, trẻ ở tuổi dậy thì tăng cân là do những nguyên nhân chủ yếu như:
– Thay đổi nội tiết tố: Trẻ ở tuổi dậy thì thường có sự gia tăng lượng mỡ và khối lượng cơ bắp trong cơ thể. Điều này do sự tăng lên nhanh chóng của hormone, testosterone và estrogen nhằm chuẩn bị cho tuổi trưởng thành.
– Hoạt động thể chất không đủ: Một số trẻ ít vận động, trong khi lượng calo nạp vào cơ thể lại quá nhiều, dẫn đến dư thừa chất béo và khiến trẻ tăng cân.
– Gia tăng cảm giác đói: Độ tuổi này trẻ có sự tăng trưởng vượt bậc về thể chất nên thường xuyên cảm thấy đói. Điều này khiến trẻ có xu hướng ăn nhiều hơn, lượng calo nạp vào cơ thể quá nhiều so với nhu cầu. Không những vậy, nhiều trẻ cò có thói quen ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh, giàu chất béo, khiến cơ thể tăng cân mất kiểm soát.
Giảm cân tuổi dậy thì có sao không?
Việc giảm cân ở tuổi dậy thì không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Cân nặng thay đổi trong giai đoạn dậy thì không bắt buộc trẻ phải giảm cân mà đây chỉ là ảnh hưởng do sự thay đổi chỉ số cân nặng. Cơ thể ở tuổi dậy thì có sự thay đổi lớn nên ảnh hưởng nhiều đến chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ. Đối với cơ thể bé gái sẽ tạo ra nhiều chất béo giúp bụng, đùi, ngực đầy đặn. Còn phần cơ của nam giới sẽ săn chắc hơn. Vì vậy, cân nặng tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn này là bình thường.
Theo các chuyên gia sức khoẻ, các phụ huynh cần nắm rõ và phân tích cho trẻ hiểu phạm vi cân nặng hợp lý là gì. Không nên lấy thước đo cân nặng của người mẫu, người nối tiếng hoặc thần tượng để so sánh với bản thân và cho rằng mình béo.
Theo Dr. Claire McCarthy – bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Boston và giảng viên tại Trường Y Harvard: Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định tình trạng cân nặng tăng trong độ tuổi dậy thì của trẻ có thừa cân hay không. Điều này sẽ giúp các con có chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập hợp lý tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ.
5 sai lầm cần tránh khi giảm cân ở tuổi dậy thì
Tích cực giảm cân ở tuổi dậy thì nhằm đem lại hiệu quả nhanh chóng là điều nên làm. Tuy nhiên, đừng vì thế mà mù quáng trước các biện pháp giảm cân quá tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để giảm cân hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý những điều sau:
Dùng những thực phẩm ăn kiêng và thuốc giảm cân
Thuốc giảm cân có thể khiến cân nặng sụt giảm nhanh chóng nhưng đa phần trong số đó lại không được kiểm định về chất lượng và độ an toàn. Thậm chí, một số thuốc giảm cân cấp tốc còn gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón. Do đó, đây là “con dao hai lưỡi” mà các con phải thật sự cẩn trọng trước khi có ý định sử dụng.
Ngoài ra, tuyệt đối không nên giảm cân ở tuổi dậy thì bằng việc lạm dụng thực phẩm ăn kiêng. Chúng chứa rất nhiều chất làm ngọt nhân tạo và chất béo không lành mạnh khiến cơ thể tăng cân trở lại rất nhanh nếu ngừng sử dụng.
Thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt
Giảm cân tuổi dậy thì
Nhiều chế độ ăn kiêng hà khắc đòi hỏi phải cắt giảm hoàn toàn một nhóm thực phẩm ra khỏi thực đơn. Điều này vô tình khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất và cản trở quá trình tăng trưởng chiều cao.
Nhịn ăn
Đây là sai lầm vô cùng tai hại mà nhiều người mắc phải trong quá trình giảm cân ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, điều này không những không có hiệu quả mà còn gây phản tác dụng cho sức khỏe. Khi bỏ bữa, cơ thể sẽ hao kiệt năng lượng quá mức và muốn ăn nhiều hơn vào các bữa tiếp theo. Nhiều bạn sẵn sàng bỏ bữa chính rồi nạp đồ ăn vặt vô tội vạ, hậu quả là tăng cân trầm trọng.
Chưa kể việc nhịn ăn còn gây thiếu năng lượng, mệt mỏi, cáu gắt, mất tập trung, học hành sa sút và thiếu động lực làm việc.
Tập thể dục quá nặng hoặc quá sức
Không phủ nhận hiệu quả từ việc tập thể dục đối với việc giảm cân nhưng điều này chỉ có tác dụng khi bạn có chế độ tập luyện hợp lý. Đừng vì muốn giảm cân nhanh mà bắt bản thân phải tập quá sức, khiến sức khỏe thể chất và tinh thần bị vắt kiệt. Một số trường hợp tập thể dục cường độ cao còn gây rối loạn ăn uống.
Cắt giảm những thực phẩm có chứa chất béo
Việc cắt giảm nhóm thực phẩm giàu chất béo ra khỏi thực đơn giảm cân ở tuổi dậy thì là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trong giai đoạn dậy thì, điều này vô tình lại khiến cơ thể bị kìm hãm khả năng tăng trưởng và phát triển. Bố mẹ có thể khuyên trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo tốt như đậu, hạt các loại, cá béo, dầu oliu.
Thay vào đó, việc cắt giảm các thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh như đồ nướng, chiên rán… ra khỏi chế độ ăn là điều nên làm.
Thừa cân ở tuổi dậy có thể gây ra nhiều bệnh liên quan ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc và hướng dẫn trẻ cách giảm cân ở tuổi dậy thì bằng chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp để giữ dáng an toàn và bảo vệ sức khỏe.
LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC
Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.