Mụn ẩn, mụn viêm là nỗi lo của mọi cô gái. Khi mắc phải vấn đề này, hầu hết các nàng sẽ tìm đến các phương pháp trị mụn, làm sạch da mà bỏ quên thói quen đắp mặt nạ vì nghĩ rằng điều này là không cần thiết. Vậy da bị mụn có nên đắp mặt nạ không? Nên lựa chọn các loại mặt nạ nào cho làn da mụn đỏng đảnh? Cùng Viện thẩm mỹ quốc tế Johnson Clinic đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Da bị mụn có nên đắp mặt nạ không?
Làn da nào cũng cần được bổ sung tinh chất từ các loại mặt nạ và da mụn không phải là ngoại lệ. Do đó, câu trả lời cho băn khoăn “Da bị mụn có nên đắp mặt nạ không?” là CÓ. Tuy nhiên, bạn không nên đắp mặt nạ lên các nốt mụn viêm, mụn mủ vì mụn sẽ có thể chuyển biến xấu hơn. Quan trọng là bạn phải chọn đúng loại mặt nạ dành cho da mụn và đắp vào thời điểm thích hợp.
Da mụn cần các loại mặt nạ chuyên dụng có chứa các thành phần chủ yếu như vitamin A, acid glycolic và enzyme giúp phá vỡ liên kết các lớp sừng hóa trên da mụn. Trong đó, các loại mặt nạ chống viêm, hút dầu nhờn, mặt nạ trà xanh giàu vitamin C, hỗ trợ se khít lỗ chân lông và trị thâm hiệu quả là lựa chọn hoàn hảo cho những bạn đang phân vân liệu da bị mụn có nên đắp mặt nạ không.
Các loại mặt nạ dành cho da mụn
Da bị mụn có nên đắp mặt nạ không? – Các mặt nạ dành cho da mụn
Đứng trước vô vàn các loại mặt nạ khác nhau trên thị trường, team da mụn sẽ cảm thấy phân vân và nhiều khi chọn sai loại mặt nạ mà mình cần. Hậu quả là mụn mọc ngày càng nhiều, khó điều trị và dẫn đến sai lầm da mụn không nên đắp mặt nạ. Tuy nhiên, mỗi loại mặt nạ trên thị trường đều có công thức và kết cấu khác nhau đáp ứng tình trạng viêm mụn và nhu cầu của làn da.
Do đó, bên cạnh vấn đề “Da bị mụn có nên đắp mặt nạ không”, bạn nên tìm hiểu kỹ thành phần, kết cấu và tác dụng của từng loại mặt nạ để chọn cho mình những sản phẩm thật sự phù hợp.
- Mặt nạ đất sét: Đây là mặt nạ được làm từ đất sét, cao lanh hoặc bentonite chủ yếu giúp se khít chân lông, làm sạch bã nhờn và bụi bẩn bám trên bề mặt da. Mặt nạ đất sét thường dành cho các chị em có làn da dầu mụn.
- Mặt nạ tẩy tế bào chết: Đúng như tên gọi của nó, mặt nạ tẩy tế bào chết giúp lấy đi lớp da chết bị sừng hóa trên da. Sau khi đắp mặt nạ này, bạn sẽ thấy da sáng và đều màu hơn, dễ dàng hấp thụ dưỡng chất từ mỹ phẩm hoặc sản phẩm skincare trong các bước tiếp theo.
- Mặt nạ lột: Mặt nạ lột bám rất chắc trên da ở dạng cứng. Sau khi được lột bỏ, mặt nạ lột sẽ cuốn hết toàn bộ lớp bụi bẩn và mụn cám, mụn ẩn và dầu nhờn trên da. Tuy nhiên, nếu đang bị mụn mủ thì tốt nhất bạn hãy tránh xa loại mặt nạ này.
- Mặt nạ gel hoặc kem: Công dụng chủ yếu của loại mặt nạ này là cung cấp độ ẩm cho những làn da vừa mụn vừa khô, đồng thời sửa chữa những tổn thương do mụn gây ra và kích thích sản sinh collagen cho da đàn hồi và mướt mịn trở lại.
- Mặt nạ giấy: Mặt nạ giấy có thế sử dụng hàng ngày để bổ sung dưỡng chất thẩm thấu sâu vào tầng hạ bì. Hiệu quả trị mụn không quá rõ rệt nhưng vẫn được chị em ưa chuộng bởi tính tiện lợi và tiết kiệm.
- Mặt nạ enzyme: Enzyme tồn tại trong các loại trái cây giúp điều trị sưng viêm và hạn chế kích ứng. Với da mụn, mặt nạ enzyme sẽ đẩy nhanh quá trình tái tạo để da khỏe mạnh hơn.
- Mặt nạ ngủ: Đây là loại mặt nạ có dạng kem hoặc dạng gel giúp cung cấp dưỡng chất cho da vào ban đêm. Sáng hôm sau ngủ dậy, bạn sẽ thấy làn da tươi sáng mà mịn màng hơn hẳn.
- Mặt nạ thiên nhiên: Mặt nạ này được làm tại nhà từ chính các nguyên liệu thiên nhiên. mặt nạ này cực kỳ lành tính và an toàn với da nhưng phát hiệu quả thẩm mỹ lâu hơn các dòng mặt nạ nêu trên.
Đắp mặt nạ có giảm mụn không?
Đắp mặt nạ có giảm mụn không?
Tùy vào thành phần và cách sử dụng mặt nạ mà khả năng trị mụn là khác nhau. Một số loại mặt nạ trị mụn tốt phải kể tới là mặt nạ chứa các thành phần như đất sét, trà xanh, mật ong và nha đam. Chúng có khả năng làm sạch da, điều tiết dầu, thu nhỏ lỗ chân lông và hạn chế mụn hình thành rất hiệu quả.
Đắp mặt nạ có giảm mụn không còn nằm ở cách bạn sử dụng mặt nạ. Điều này giúp các dưỡng chất trong mặt nạ hấp thụ nhanh và sâu vào da, từ đó đi nuôi dưỡng và phục hồi làn da thêm khỏe mạnh, săn chắc.
Tuy nhiên, mặt nạ chỉ cải thiện được tình trạng mụn nhẹ, chưa tiến triển thành các loại mụn viêm, mụn bọc. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị mụn hiệu quả, kịp thời.
Hướng dẫn lựa chọn mặt nạ giấy cho da bị mụn
Da mụn cực kỳ khó tính và dễ bị tổn thương. Do đó, nếu sử dụng các loại mặt nạ có tính tẩy mạnh thì nguy cơ mụn tiến triển nặng là rất cao. Trong đó, mặt nạ giấy được xem là giải pháp an toàn trong những ngày mụn “hoành hàng”. Bạn có thể đầu tư một số loại mặt nạ giấy chữa mụn dựa trên các tiêu chí dưới đây:\
- Chứa thành phần lành tính, dịu nhẹ cho làn da.
- Ưu tiên mặt nạ có khả năng kháng viêm để da nhanh hồi phục sau khi mụn biến mất.
- Có độ ẩm phù hợp với loại da.
- Sử dụng mặt nạ giúp giảm kích ứng, làm dịu các vết ửng đỏ, hỗ trợ điều trị mụn như mặt nạ hoa cúc , tràm trà, trà xanh, rau má.
- Tránh đắp các loại mặt nạ chứa cồn và hương liệu để tránh nguy cơ kích ứng, mặt nạ dầu khoáng dễ làm bít tắc chân lông.
- Có khả năng thẩm thấu nhanh khi thoa lên da.
Một số sai lầm trong quá trình sử dụng mặt nạ dễ mắc phải
Không ít trường hợp thấy mụn mọc nhiều hơn sau khi đắp mặt nạ và bắt đầu nghi ngờ da bị mụn có nên đắp mặt nạ không. Điều này rất có thể do bạn đã mắc phải một số sai lầm sau trong quá trình đắp mặt nạ:
Sử dụng mặt nạ trị mụn quá dày
Lạm dụng mặt nạ chưa bao giờ là tốt với làn da mụn. Việc đắp mặt nạ quá dày không những gây lãng phí mà còn phản tác dụng. Một số loại mặt nạ dạng đất sét khiến lỗ chân lông to ra, bịt kín lỗ chân lông khiến da bí bách, thiếu oxy. Từ đó mà mụn mọc càng ngày càng nhiều.
Dùng mặt nạ khi làn da chưa được làm sạch hoàn toàn
Để dưỡng chất trong mặt nạ hấp thụ toàn bộ vào da, bạn phải làm sạch da 2 bước mỗi ngày là tẩy trang và rửa mặt. Nếu làn da chưa sạch mà đã dùng mặt nạ thì mặt nạ lại trở thành điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn gây viêm mụn phát triển. Lúc này, đắp mặt nạ chỉ khiến mụn lan rộng và khó kiểm soát hơn.
Dùng mặt nạ sau khi nặn mụn
Nhiều chị em tự nặn mụn tại nhà khiến tình trạng mụn trở nên nặng nề, khó điều trị. Lúc này, làn da bị tổn thương nghiêm trọng, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiêu cực trong môi trường như khói bụi, ánh nắng. Do đó, nếu đắp mặt nạ lúc vừa nặn mụn xong thì các hoạt chất trong mặt nạ sẽ xâm nhập ngay vào vết thương hở, khiến da tổn thương và kích ứng trầm trọng
Sử dụng mặt nạ trên làn da quá lâu
Bên cạnh câu hỏi “Da bị mụn có nên đắp mặt nạ không?” thì nhiều bạn cũng thắc mắc: “Vậy thời gian dùng mặt nạ bao lâu là hợp lý?”. Thời gian lý tưởng để đắp mặt nạ là 10 – 15 phút/ lần với tần suất 2 – 3 lần/tuần. Nếu đắp mặt nạ quá lâu trên da sẽ xảy ra tình trạng thẩm thấu ngược, khiến da mất nước và thiếu dưỡng chất trầm trọng.
Các mặt nạ cho làn da mụn hiệu quả an toàn
Dưới đây là một số gợi ý mặt nạ tốt cho làn da đang bị viêm mụn mà chị em có thể tham khảo:
Những mặt nạ trị mụn từ thiên nhiên dành cho da dầu
Da bị mụn có nên đắp mặt nạ không? Sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên để làm mặt nạ tác dụng ra sao? Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để làm mặt nạ trị mụn là giải pháp hoàn hảo cho những làn da dễ bị kích ứng. Bạn nên chọn những nguyên liệu lành tính và an toàn để mụn hồi phục nhanh hơn, hạn chế nguy cơ sưng viêm nghiêm trọng.
Bạn có thể áp dụng một số công thức mặt nạ trị mụn thiên nhiên sau:
- Mặt nạ sữa tươi và khoai tây: Cả hai nguyên liệu đều giàu vitamin và khoáng chất có đặc tính kháng viêm, tẩy da chết và làm dịu nốt mụn hiệu quả.
- Mặt nạ sữa chua và mật ong: Hỗn hợp kháng mụn, kháng viêm này khiến da chết vẫn được tẩy bỏ nhẹ nhàng nhưng không gây vỡ nốt mụn. Làn da giảm mụn trở nên trắng sáng và mịn màng hơn.
- Mặt nạ nghệ tươi và mật ong: Cả nghệ tươi và mật ong đều quen thuộc trong các sản phẩm điều trị mụn bởi đặc tính kháng viêm, tiêu sưng và trị thâm sẹo hiệu quả.
- Mặt nạ trà xanh và giấm táo: Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng viêm hỗ trợ điều trị mụn rất hiệu quả. Trong khi đó, giấm táo lại sở hữu khả năng kháng khuẩn, khử trùng, và tiêu mụn nhanh chóng. Do vậy, đây là combo mặt nạ lý tưởng cho da mụn.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp đắp mặt nạ thiên nhiên do bất cẩn đã bị kích ứng và khiến mụn lây lan. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại mặt nạ thiên nhiên nào.
Những loại mặt nạ giấy với da mụn phù hợp
Nếu không có thời gian chế biến mặt nạ thiên nhiên, bạn có thể chuyển sang dùng mặt nạ giấy hàng ngày. Hầu hết các loại mặt nạ giấy dành cho da bị mụn đều chứa các thành phần như trà xanh, tràm trà. Một số loại mặt nạ giấy đình đám phù hợp với da bị mụn có thể kể đến như:
- Mediheal Teatree Solution Essential Mask Ex: Sản phẩm chứa tinh chất trà xanh và tràm trà giúp làm sạch lỗ chân lông, ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ gây ra mụn, hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả.
- NARUKO Tea Tree Shine Control and Blemish Clear Mask: Đây là dòng mặt nạ trị mụn tốt nhất trên thị trường với tinh chất tràm trà và than hoạt tính, tăng cường hấp thụ và ngừa mụn tối ưu.
- Nature Republic Real Nature Mask Sheet: Mặt nạ sở hữu khả năng khám viêm, dưỡng ẩm hữu hiệu cho da mụn. Đặc biệt, thành phần 100% sợi cellulose tự nhiên kéo dưỡng chất thấm vào da tốt hơn.
- BNBG Vita Tea Tree Healing Face Mask Pack: Thành phần chủ yếu là tràm trà và 97% hắc diện thần giúp kháng viêm và làm dịu nốt mụn. Các độc tố được đào thải ra khỏi da, đẩy nhanh quá trình phục hồi và dưỡng da mịn màng, trắng sáng.
- Derald Witch Hazel Mask Pack: 70% các vấn đề về mụn được khắc phục chỉ sau 8 giờ đắp mặt nạ Sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên lành tính, không chứa cồn và các chất hóa học gây hại cho da.
Lưu ý khi đắp mặt nạ cho da mụn
Da bị mụn có nên đắp mặt nạ không?
Da mụn cực kỳ nhạy cảm và cần được chăm sóc đúng cách. Do đó, khi đắp mặt nạ, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Kiểm tra độ thích ứng của mặt nạ trên da tay để chắc chắn da mụn không bị kích ứng. Nếu sau 24 tiếng mà cổ tay không xuất hiện bất cứ phản ứng nào thì bạn có thể an tâm đắp lên mặt.
- Không đắp mặt nạ quá lâu và quá nhiều. Tốt nhất, bạn chỉ nên sử dụng 2 lần/ tuần để tránh tình trạng bít tắc lỗ chân lông và khiến da càng thêm nhạy cảm. Mỗi lần đắp mặt nạ chỉ kéo dài khoảng 15 phút, đủ để dưỡng chất thấm sâu vào da nhưng không gây ra các tác dụng ngược.
- Vệ sinh mặt sạch sẽ trước khi đắp mặt nạ qua 2 bước: Tẩy trang và rửa mặt bằng sản phẩm làm sạch chuyên dụng. Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn tấn công và bụi bẩn xâm nhập gây mụn ngày càng nhiều.
- Rửa mặt sạch sau khi đắp mặt nạ để lỗ chân lông thông thoáng để các bước skincare tiếp theo đạt hiệu quả tối đa.
Bài viết trên đã giải đáp chi tiết băn khoăn “Da bị mụn có nên đắp mặt nạ không” để chị em có phương pháp skincare hiệu quả. Chúc chị em tìm được loại mặt nạ và sử dụng khoa học để mụn nhanh tiêu và trả lại làn da sáng bóng, láng mịn như mơ ước.
LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC
Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.