Cách trị khóe chân bị sưng mủ như thế nào để không ảnh hưởng form móng và nhanh lành thương? Nhiều người thường có thói quen lấy khóe móng chân để vệ sinh và trông móng chân gọn gàng hơn. Tuy nhiên việc lấy khóe quá thường xuyên và quá sâu sẽ dễ dẫn tới nhiễm trùng cho nhiều chị em. Vì vậy, trong trường hợp khóe móng không cắm sâu gây đau đớn hoặc sưng phồng thì chị em không nên tác động đâu nhé. Cùng Viện thẩm mỹ Johnson Clinic tìm hiểu cách trị khóe chân bị sưng mủ trong bài viết này.
Tình trạng khóe chân bị sưng mủ do đâu?
Phần rìa của hai bên móng chân và mọc ra hai bên, một phần ở dưới da được gọi là khóe móng. Việc cắt bỏ phần khóe này thực ra không quá quan trọng nếu chúng không gây ảnh hưởng tới chúng ta. Tuy nhiên, xu hướng làm đẹp hiện nay rất phát triển, đặc biệt là khi chị em phụ nữ đi làm nail sẽ thường được tư vấn lấy khóe để ngón chân trông sạch sẽ, gọn gàng hơn.
Nếu kỹ thuật lấy khóe không đúng cách dễ khiến móng chân bị mọc ngược và ăn vào sâu trong da, từ đó khiến móng chân sưng tấy và đau đớn mỗi khi cử động. Nghiêm trọng hơn, điều này còn khiến móng chân mưng mủ, đau rát nhiều ngày. Và lúc này bạn sẽ phải tiếp tục lấy khóe và thực hiện điều trị cho tới khi móng khỏe lại, thế nhưng form móng không còn được như ban đầu nữa vì quá nhiều da đang gây tổn thương móng chân.
Cách trị khóe chân bị sưng mủ
Cách trị khóe chân sưng mủ sẽ dựa vào mức độ tình trạng chân của bạn để lựa chọn giải pháp phù hợp. Dưới đây là chi tiết về những cách điều trị khóe chân bị sưng mủ bạn có thể tham khảo:
Tình trạng nhẹ
Nếu chân của bạn chỉ mới sưng và có mủ nhẹ thì bạn nên thực hiện cách trị khóe chân bị sưng mủ
cách trị khóe chân bị sưng mủ như sau:
- Làm sạch hai tay trước khi chạm vào vết thương.
- Khử trùng các dụng cụ có liên quan bằng cồn hoặc oxy già.
- Dùng nước ấm để ngâm chân trong khoảng 15 phút, mục đích là để làm mềm móng và da. Nên thêm một chút muối hoặc các loại tinh dầu lành tính như tràm trà, các tinh dầu sát trùng khác,…để ngâm chân.
- Sau khi ngâm chân xong thì lau nhẹ chăn bằng khăn mềm.
- Xoa bóp xung quanh các ngón chân một cách nhẹ nhàng để giúp máu lưu thông tới các vùng này, giảm đau và tăng khả năng lành thương nhanh chóng.
- Nhấc khóe móng lên một cách nhẹ nhàng bằng dụng cụ chuyên dụng rồi đặt một miếng bông gòn vào đó. Điều này giúp móng không đâm vào da khi mọc ngược.
- Tẩy tế bào chết cả hai bên móng.
- Bạn có thể mua thuốc mỡ kháng sinh tại các hiệu thuốc để thoa sau mỗi lần ngâm chân, trong trường hợp sưng nhẹ bạn không cần mua theo kê đơn của bác sĩ.
Cách trị khóe chân sưng mủ
Tình trạng nặng
Đối với trường hợp nhiễm trùng quá nặng thì bạn nên đi gặp bác sĩ ngay để tìm ra giải pháp điều trị thích hợp nhất. Có nhiều người thường tới các spa, viện thẩm mỹ để lấy khóe chân trong khi đã bị nhiễm trùng nặng. Điều này là hoàn toàn không nên vì tại những cơ sở nói trên có thể không được trang bị đầy đủ trang thiết bị hoặc tay nghề của người thực hiện thiếu chuyên nghiệp. Dễ dẫn tới tổn thương da hoặc hơn thế nữa.
Bị sưng khóe chân bôi thuốc gì?
Nếu bạn đang thắc mắc cách trị khóe chân bị sưng mủ bằng thuốc như thế nào? Thì trong các trường hợp khóe chân sưng nhẹ mà không nhiễm trùng hay đâm quá sâu buộc phải loại bỏ tại cơ sở y tế, thì bạn có thể tham khảo một số loại thuốc mỡ kháng sinh như là: Fucidin, Foban hoặc Bactroban. Đây là một số loại thuốc có công dụng chính là sát khuẩn và ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên một lưu ý là bạn nên tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc của chuyên gia để dùng đúng liều lượng, tránh việc lạm dụng thuốc.
Phương pháp loại bỏ mủ ở khóe móng chân
Cách trị khóe chân bị sưng, loại bỏ mủ hiệu quả
Ngâm chân được cho là phương pháp loại bỏ mủ ở khóe móng tốt nhất tại nhà. Bạn có thể thử một số cách sau:
- Ngâm chân với nước giấm: Pha nước với giấm hoặc giấm táo theo tỉ lệ 1:4 và thực hiện ngâm chân như bình thường, sau 20 phút thì bạn lau khô với bằng khăn mềm. Thực hiện mỗi ngày từ 2-3 lần để có kết quả tốt nhất.
- Ngâm chân với nước muối Epsom: Muối Epsom hay còn gọi là muối Magie sulphat là loại muối phổ biến trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Ngoài ra, khi ngâm chân với dung dịch nước muối này sẽ giúp hạn chế nhiễm trùng, mưng mủ nặng hơn cũng như giảm đau. Cách thực hiện rất đơn giản, pha 2 muỗng canh muối Epsom với khoảng 1-2 lít nước ấm và bạn cố thể ngồi ngâm chân thư giãn trong khoảng 20-35 phút. Sau đó, đừng quên lau khô chân với khăn mềm riêng biệt. Nên thực hiện tối 2 lần/ngày.
- Ngâm chân với nước ấm: Ngâm chân trong nước ấm sẽ giúp móng da mềm hơn, lúc này bạn có thể dùng một miếng bằng gạc và kê nhẹ vào phần khóe chân để giảm đau nhức, khó chịu. Sau một thời gian tình trạng viêm nhiễm đã thuyên giảm đi và lúc này bạn có thể sử dụng kềm đã qua khử trùng để bấm sát mé móng, loại bỏ phần khóe và da đâm sâu trong da. Sau khi cắt nên giữ cho da luôn luôn sạch sẽ tránh nhiễm trùng lại.
Khi áp dụng các cách trị khóe chân bị sưng mủ nói trên bạn cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau đây:
- Ngâm chân tối đa 20-30 phút, không ngâm chân quá lâu.
- Thường xuyên vệ sinh móng chân sạch sẽ tránh viêm nhiễm hoặc mưng mủ nặng hơn.
- Không nên đi chân trần trên bất cứ bề mặt nào.
- Khi cắt móng chân, không nên cắt sát da hoặc ảnh hưởng tới vùng bên cạnh móng.
Một số trường hợp sưng ở khóe móng quá nặng sẽ hình thành ổ abces và chứa rất nhiều mủ bên trong, lúc này không thể tự xử lý tại nhà nữa mà bạn cần tới bệnh viện để được xử lý. Khi khóe đã quá nghiêm trọng sẽ cần chích rạch ra để loại bỏ mô nhiễm trùng và mủ bằng các dụng cụ chuyên dụng. Ngoài ra, bạn cũng cần được kê đơn thuốc để giảm viêm nhiễm.
Đừng bỏ lo lắng về những cơn đau khi thực hiện lấy mũ bạn nhé vì bác sĩ sẽ tiêm tê để giảm đau trước khi thực hiện. Phần móng mọc ngược cũng sẽ được cắt bỏ toàn bộ.
Cách ngăn ngừa khóe chân bị sưng mủ
Cách ngăn ngừa tình trạng khóe chân sưng mủ bạn cần thực hiện các lưu ý sau:
- Luôn luôn giữ móng dài hơn ngón chân từ 1-2 mm, không cắt cụt và tần suất bấm móng tối đa là 6 lần/tuần.
- Chỉ cắt phần móng nhìn thấy được, không tự ý cắt khóe quá sâu để không gây đau nhức móng.
- Đàm bảo vệ sinh móng sạch sẽ sau mỗi lần bấm móng bằng dầu tràm trà hoặc chất khử trùng chuyên dụng.
- Không cần khoét sâu và cắt tròn tận mí móng, cắt gọn gàng là được.
- Trong quá trình ngâm chân, móng chân sẽ mềm da. Lúc này bạn có thể nhân lúc này để điều chỉnh hướng móng chân mọc tránh đâm vào da.
- Không nên mang giày có phần mũi bó gọn hoặc quá chặt, đặc biệt là những khi cần di chuyển liên tục, thay tất thường xuyên hàng ngày và nên giặt riêng để loại bỏ vi khuẩn. Nếu đang bị khóe chân hoặc sưng mủ thì nên mang dép hoặc xăng đan để chân được thông thoáng nhất có thể. Nếu đi tắm biển, lối suối,…cần rửa lại chân tay sạch sẽ. Tốt nhất nên hạn chế đi trên cát vì cát mắc vào kẽ chân sẽ rất khó vệ sinh và có thể gây nhiễm trùng mí móng.
- Cố gắng giữ ổn định đường huyết và cân nặng để giảm nguy cơ viêm, nhiễm trùng.
Những sai lầm khi trị khóe ngón chân sưng mủ
Cách trị sưng khóe chân tại nhà
Cách trị khóe chân bị sưng mủ không khó, thế nhưng nó lại đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận vì đây là vết thương nhỏ và nhạy cảm. Để tránh tình trạng sưng mủ ở ngón chân trở nên nặng hơn, bạn cần tránh một số điều sau:
- Khi chân đã sưng và có mủ nghiêm trọng, tuyệt đối không tự chọc khóe, lấy khóe tại nhà vì sẽ làm tăng khả năng viêm nhiễm. Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được đảm bảo an toàn.
- Nhiều người cho rằng cắt móng theo hình vòng cung sẽ giúp móng trông gọn gàng và góc móng vẫn không chạm vào da. Thế nhưng trên thực tế, góc móng vẫn sẽ tiếp tục dài ra và đâm sâu vào bên trong.
- Sờ tay, cạy hoặc dùng bấm móng, kim, giũa móng ở phần da chín mé này sẽ khiến tình trạng xấu đi, móng dễ mọc ngược và đâm sâu hơn.
- Một số người, nhất là những người lớn tuổi thường có thói quen đắp lá thảo dược lên vì cho rằng cách này có thể giảm sưng đau. Tuy nhiên đây cũng không phải cách trị khóe chân bị sưng mủ đúng đắn vì chúng hoàn toàn không có tác dụng. Điều quan trọng là cần loại bỏ mủ ở bên trong khóe chân.
Trên đây là cách trị khóe chân bị sưng mủ dành cho những ai đang gặp phải tình trạng này mà chưa tìm ra giải pháp. Hãy cẩn trọng với vết thương dù nhỏ nhưng vô cùng nhạy cảm này nhé.
LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC
Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.