Bệnh đái tháo đường có gây rụng tóc không? 

Bệnh đái tháo đường có gây rụng tóc không là nỗi than phiền của nhiều bệnh nhân tiểu đường. Khi cơ thể mắc bệnh đái tháo đường, mạch máu và dây thần kinh sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng rụng tóc từng mảng, đẩy lùi quá trình mọc lại của tóc. Sự phá hủy nang lông không chỉ diễn ra trên đầu mà còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác như lông tay, lông chân, lông nách.

Bệnh tiểu đường có gây rụng tóc không?

Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc. Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính khi lượng đường trong máu cao vượt ngưỡng trung bình. Bệnh nhân tiểu đường thường bị rụng tóc nhiều là do mạch máu bị tổn thương, không cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho các nang tóc. Chu kỳ phát triển của tóc bị gián đoạn và khó mọc lại sau khi rụng.

Đái tháo đường không chỉ gây rụng tóc mà còn phá hủy nang lông trên nhiều bộ phận như tay, chân, nách, vùng kín. Tóc sau khi mọc lại thường phát triển chậm hơn bình thường.

benh-tieu-duong-co-gay-rung-toc-khong
Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc.

Nguyên nhân bệnh đái tháo đường gây rụng tóc

Trả lời thắc mắc “Bệnh đái tháo đường có gây rụng tóc không?”, các bác sĩ tại Johnson Clinic lý giải dựa trên các nguyên nhân dưới đây:

Đường huyết tăng làm hỏng mạch máu, khí huyết lưu thông kém

Cơ thể mắc chứng tiểu đường không sản xuất đủ insulin, kháng insulin hoặc cả hai. Insulin là hormone đảm nhận vai trò vận chuyển đường từ các thực phẩm nạp vào cơ thể đến máu và các tế bào, giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. Khi insulin thiếu hụt hoặc rối loạn, lượng đường tích tụ trong máu bị dư thừa sẽ làm hỏng mạch máu.

Trong khi đó, các mạch máu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng cơ quan và mô. Mạch máu tổn thương đồng nghĩa với việc da đầu và nang tóc không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất để phát triển bình thường, từ đó gây rụng tóc.

Đái tháo đường cũng khiến sợi tóc của người bệnh mỏng, dễ gãy và giảm tốc độ mọc trở lại. Nghiên cứu của Đại học Boston (Mỹ) năm 2019 về chứng rụng tóc ở phụ nữ Mỹ gốc Phi cho thấy, tiểu đường type 2 có liên quan tới tình trạng rụng tóc từng mảng.

Rụng tóc do mất cân bằng nội tiết ở bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh tiểu đường có liên quan chặt chẽ với bệnh rối loạn tuyến giáp. Kháng insulin gây ra những  thay đổi trong chuyển hóa glucose và lipid, làm dư thừa hormon tuyến giáp (bệnh cường giáp). Ở người bệnh tiểu đường, rối loạn hormone tuyến giáp khiến nồng độ cortisol trong máu (hormon steroid do tuyến thượng thận sản xuất) tăng cao. Cortisol dư thừa sẽ phá hủy các nang tóc, gây ra chứng rụng tóc từng mảng ở cả nam và nữ.

benh-dai-thao-duong-co-gay-rung-toc-khong
Đường huyết tăng làm hỏng mạch máu, khí huyết lưu thông kém dẫn đến rụng tóc

Rối loạn hệ thống miễn dịch

Bệnh nhân tiểu đường type 1 có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tự miễn, gây viêm mãn tính trong cơ thể. Hệ thống miễn dịch nhầm lẫn tế bào nang tóc là yếu tố gây hại, từ đó tấn công các nang tóc và khiến tóc rụng nhiều trên da đầu cùng nhiều nang lông ở các bộ phận khác như lông tay, lông chân.

Thiếu hụt dinh dưỡng ở người bệnh đái tháo đường sẽ gây rụng tóc

Những người mắc bệnh đái tháo đường thường phải tuân thủ chế độ ăn nghiêm ngặt để kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này làm gia tăng nguy cơ thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của nang tóc như protein, axit béo, vitamin B9, B12, biotin, sắt, kẽm.

Căng thẳng cũng gây rụng tóc ở bệnh nhân đái tháo đường

Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết có thể đẩy người bệnh vào trạng thái căng thẳng, stress do phải sống chung với bệnh mãn tính. Các loại thuốc điều trị đái tháo đường cũng gây ra tác dụng phụ là rụng tóc, thúc đẩy quá trình rụng tóc diễn ra nhanh và trầm trọng hơn.

Cách khắc phục rụng tóc do bệnh đái tháo đường

Sau khi tìm được lời giải đáp cho vấn đề “bệnh đái tháo đường có gây rụng tóc không”, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để khắc phục tình trạng này. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có biện pháp đặc trị rụng tóc ở bệnh nhân tiểu đường. Các bác sĩ da liễu khuyến cáo người bệnh nên kiểm soát tốt lượng đường trong máu, sử dụng thuốc kích thích mọc tóc và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Đội tóc giả

Đội tóc giả được xem là giải pháp tạm thời để giúp che đi những vùng trống trên đầu và cải thiện ngoại hình ở những bệnh nhân tiểu đường.

Cân đổi chế độ ăn uống

– Hạn chế đường và tinh bột trong khẩu phần ăn hàng ngày, thay vào đó nên ưu tiên các loại carbohydrate phức hợp có chỉ số glycemic thấp như ngũ cốc nguyên hạt, rau quả để duy trì đường huyết ở mức ổn định.

– Bổ sung đủ lượng protein và chất béo trong thịt gà, cá, đậu, sữa chua không đường và chất béo lành mạnh như dầu olive, dầu hạt chia. để duy trì sức khỏe và cảm thấy no lâu hơn.

– Các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, quả, hạt, lúa mạch vừa có lợi cho sức khỏe tiêu hóa, vừa giúp kiểm soát tốt đường huyết.

– Bệnh nhân đái tháo đường nên chia nhỏ các bữa trong ngày để không để bụng đói và không cảm thấy quá no.

– Ngoài ra, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát đái tháo đường.

khac-phuc-rung-toc-do-tieu-duong
Hạn chế đường và tinh bột trong khẩu phần ăn hàng ngày, tăng cường rau xanh

Bổ sung biotin qua thực phẩm và viên uống

Bổ sung đủ 30 microgam biotin (vitamin B7) mỗi ngày là cách hạn chế và ngăn ngừa quá trình rụng tóc ở những người mắc bệnh tiểu đường. Biotin là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của sợi tóc, được tìm thấy nhiều  trong các loại thực phẩm như trứng, khoai lang, đậu phộng, hạnh nhân, hành tây và yến mạch.

Biotin còn có thể bổ sung dưới dạng viên uống hoặc thực phẩm chức năng nhưng liều lượng biotin trong các sản phẩm thường cao hơn 30mcg. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên tham vấn ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng để đảm bảo liều lượng hợp lý và an toàn.

Dùng thuốc mọc tóc

Dưới đây là 3 loại thuốc điều trị rụng tóc được các bác sĩ da liễu kê cho bệnh nhân tiểu đường:

– Minoxidil: Minoxidil là thuốc bôi ngoài da, giúp đặc trị tình trạng rụng tóc do rối loạn nội tiết, rụng tóc từng mảng sau 6-12 tháng sử dụng.

– Finasteride (Propecia): Finasteride giúp hỗ trợ điều trị tình trạng rụng tóc kiểu nam.

– Corticosteroid: Đây là loại thuốc chứa steroid đem lại hiệu quả trị rụng tóc tiểu đường, kích thích tóc mọc sau 4 tuần sử dụng.

Tập thể dục thường xuyên

Thực hiện các bài tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, tập tạ, yoga… giúp  cung cấp oxy đến các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả da đầu và nang tóc. Người bệnh sẽ thấy lượng tóc rụng giảm rõ rệt và mọc lại với tốc độ nhanh hơn.

Vậy là thắc mắc “Bệnh đái tháo đường có gây rụng tóc không” đã được các bác sĩ tai Johnson Clinic giải đáp qua bài viết trên. Lời khuyên cho những bệnh nhân bị rụng tóc do tiểu đường là cần kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định để ngăn ngừa rụng tóc, kích thích tóc mọc lại nhanh hơn.

Tags :

LIÊN HỆ NGAY VỚI VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ JOHNSON CLINIC

Bạn muốn được tư vấn nhiều hơn về dịch vụ và bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại Johnson Clinic? Liên hệ ngay qua số HOTLINE, các chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
(8h-24h)
08.1900.2888
(8h-24h)
Chat Facebook
(8h-24h)